THÚY NGA PARIS VÀ ĐIỀU ẨN SAU NHỮNG TÁC PHẨM

Rận chúa 17 tháng 9, 2015 Mời bình
THÚY NGA PARIS VÀ ĐIỀU ẨN SAU NHỮNG TÁC PHẨM
Hoa Xuân
Những ấn phẩm của Trung tâm Thúy Nga mà chủ yếu là Paris by night có lẽ đã khá quen thuộc trên thị trường âm nhạc. Những sản phẩm âm nhạc này không chỉ được yêu thích trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại mà ngay cả trong nước, lượng người xem cũng khá đông đảo. Tuy nhiên, cũng không ít lần các ca sĩ của Trung tâm Thúy Nga được nhắc đến không phải bởi âm nhạc của họ mà lại bởi những phát ngôn nhạy cảm. Vậy đây có đơn thuần là một đơn vị hoạt động nghệ thuật phục vụ cộng đồng người Việt ở hải ngoại hay không?

Trung tâm Thúy Nga được thành lập tại Sài Gòn năm 1963, chuyên sản xuất băng nhạc. Chủ nhân của trung tâm này là ông Tô Văn Lai. Năm 1975, gia đình Tô Văn Lai vượt biên và được sang Pháp tỵ nạn vào cuối năm 1976. Lúc đó các chương trình Paris by Night được sản xuất và phát hành tại Paris, nội dung là những tuồng cải lương, sau đó mới dần phát triển thành những chương trình ca nhạc kịch múa tổng hợp như được biết sau này. Thúy Nga Paris hiện nay đặt trụ sở chính ở Westminster, California (Hoa Kỳ). Trung tâm này còn có chi nhánh hoạt động ở Paris, (Pháp); Toronto, Ontario (Canada).
Sản phẩm thành công nhất của trung tâm Thúy Nga là loạt chương trình ca nhạc Paris by Night. Đây là một chương trình theo thể loại "đại nhạc hội" với nội dung khá phong phú trong đó ngoài những ca khúc hiện đại thì còn có những tác phẩm tiền chiến, ca ngợi quê hương, tất nhiên, “quê hương” ở đây không đồng nhất với Việt Nam hiện tại mà là chế độ Việt Nam Cộng hòa trước đây. Thậm chí trong các chương trình này, những khái niệm như “ngày quốc hận”, “bắc kỳ”, “việt cộng”… cũng được nhắc đến khá nhiều. “Quê hương” trong lòng họ hóa ra lại là cái chế độ bán nước hại dân, làm hại bao nhiêu đồng bào, cõng rắn cắn gà nhà hay sao? Tình yêu quê hương, yêu đất nước là một điều khuyến khích nhưng tình yêu đó phải đặt đúng lúc đúng chỗ. Đặt vào một chế độ tay sai, hại nhân dân thì có đáng hay không?

Gần đây, trong các DVD của Thúy Nga còn xuất hiện thêm những clip phóng sự “nêu gương” (mà họ hay dùng từ “vinh danh” những người Việt đạt được những thành công nhất định ở nước ngoài. Điều này thực ra cũng là bình thường vì nó sẽ đem lại niềm vui và tự hào cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại đối với những người đồng hương của mình nơi đất khách. Tuy nhiên, những sự “vinh danh” này đôi khi không chỉ đơn thuần là tôn vinh bản thân người đó.

Mới đây, trong DVD số 114 với chủ đề “Tôi là người Việt Nam”, Thúy Nga Paris đã có đến 20 clip giới thiệu về những gương mặt người Việt và gốc Việt thành công ở nhiều lĩnh vực như chính trị (dân biểu), ẩm thực, thời trang, khoa học… Sau mỗi clip là phần phỏng vấn trực tiếp nhân vật trên sân khấu và hầu hết những nhân vật đó cũng như câu chuyện xuyên suốt chương trình của 2 MC (Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên) đều tự coi họ “thế hệ thứ hai” sau “thế hệ đầu tiên” là cha ông họ - những thuyền nhân đã bị “đẩy khỏi quê hương” từ năm 1975, chịu đựng gian khổ hy sinh để họ có được ngày hôm nay.

Như vậy, Trung tâm Thúy Nga vô hình chung đã “đóng đinh” lối suy nghĩ này cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại, ít nhất là những người thường xuyên theo dõi các chương trình của Trung tâm này. Những thế hệ người Việt tiếp nối liệu sẽ có bao nhiêu cơ hội để hiểu đúng về lịch sử của đất nước mình, về lý do họ sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ song vẫn có một quê hương, không phải để yêu thương mà lại để oán trách? Sau này họ sẽ nghĩ như thế nào về đất mẹ nơi mà trước đây các bậc cha chú của họ đã ra đi.

Tóm lại, khi đã mang dòng máu Việt thì cần phải có cái nhìn đúng đắn về lịch sử dân tộc, phải hiểu rằng những điều tốt đẹp cho quê hương, cho dân tộc thì nên làm còn những điều có hại hay bất lợi cho cho đất nước thì phải tránh. Đừng lợi dụng những điều tốt đẹp để thực hiện những âm mưu xấu xa đằng sau./.

Nguồn: FB Việt Nam trong tim tôi

Mời bình