Chuyện lạ ở một đất nước pháp quyền

Rận chúa 10 tháng 10, 2014 Mời bình
Chuyện lạ ở một đất nước pháp quyền
Tin mới, tuyến đường cao tốc hiện đại nhất nhì nước Hà Nội – Lào Cai mơí thông xe, nhưng chiều 7/10, khoảng chục người dân ở các xã Gia Phú, Xuân Giao (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) đã mang cây, que lập rào chắn giữa cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn Km 237) ngăn các xe qua lại, khiến giao thông qua đây bị ùn tắc.

Nguyên do, theo phản ánh của người dân, một số nhà thầu phụ thi công gói thầu A8 đã thuê tổ thợ xây là người dân Gia Phú và Xuân Giao, thi công các hạng mục như rãnh thoát nước, kè đá, đổ bê tông ta luy đường... và cam kết sẽ trả tiền công. Tuy nhiên, sau khi đường cao tốc hoạt động tới nay, người dân chưa nhận được tiền.


Khi hành động như vậy, chắc người dân ở đây không ý thức được rằng, đấy là hành vi vi phạm pháp luật, hậu quả của nó có thể tính được bằng số giờ tắc đường gây thiệt hại kinh tế. Họ có thể bị khởi tố hình sự. Sẽ có người nói rằng, do bị quỵt tiền nên họ mới làm vậy. Hoàn toàn sai, vì rằng để giải quyết vấn đề này họ phải khởi kiện đơn vị quỵt tiền ra tòa dân sự chứ không được phép chặn đường.


Từ vụ việc này, ngẫm lại gần đây có quá nhiều những vụ việc tương tự diễn ra, hậu quả của nó lớn nhỏ tùy vụ việc nhưng tựu chung đều có một nguyên nhân rất căn bản đấy là sự thiếu hiểu biết về luật pháp, ý thức thượng tôn pháp luật, những yếu tố quyết định để xây dựng nhà nước pháp quyền, chế độ dân chủ.


Mới đây nhất là vụ hàng chục “dân oan” đồng phục áo đỏ in dày đặc những dòng chữ phản đối chính quyền về chuyện đất đai, kéo nhau đến, tràn vào khu triển lãm về “Cải cách ruộng đất” rồi chiếm cả không gian triển lãm. Khách thăm quan đủ loại, trong nước, nước ngoài có, phóng viên báo chỉ trong ngoài có, già trẻ có. Cái sự bất tiện, phản cảm đó đã khiến cơ quan triển lãm đã phải đóng cửa khu triển lãm. Đấy mới là lý do thực, nhưng những cái loa “dân chủ cuội” rùm beng khai thác như là một sự sợ hãi của chính quyền. Hành vi chiếm khu triển lãm của họ là phạm pháp và hầu như có sự xúi dục của ai đó.


Xa hơn một chút là vụ bạo động ở Bình Dương và Vũng Áng, thiệt hại là quá nghiêm trọng nên phải khởi tố một số đối tượng nhưng rốt cuộc họ cũng chỉ là những người lao động. Còn thiệt hại hàng trăm tỉ đồng thì nhà nước gánh chịu. Trong vụ này, cũng dễ dàng nhận thấy phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ngoài Hoàng Sa với những thiết bị máy móc trong các nhà máy là hai đối tượng khác nhau, chẳng liên quan. Thậm chí, những người tham gia đập phá đã tự lãnh hậu quả là mất việc làm.


Trước đây, cũng đã có nhiều vụ việc tương tự do chính những người tự xưng “dân chủ”, thậm chí là trí thức gây ra ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Họ nằm lăn ra đường ăn vạ, họ tụ tập ngay giữa lòng đường phố cản trở giao thông, họ tràn vào những khu vực có biển cấm, họ cố tình tạo tình huống cản trở những hoạt động của lễ hội của quần chúng… Thậm chí, họ ngụy tạo những vụ việc tự gây thương tích rồi tung lên mạng để vu cáo chính quyền. Những hành vi đó đều là vi phạm pháp luật.


Ở một đất nước được quản trị bằng nhà nước pháp quyền, lẽ ra, những thứ đó đều phải bị trừng trị thích đáng bằng pháp luật. Điều đáng ngạc nhiên là không có hành động nào bị xử lý bằng công cụ pháp luật từ phía chính quyền. Điều này có thể đạt mục đích xoa dịu một bộ phận nhỏ dân chúng trong những thời điểm nhất định nhưng sẽ rất tai hại vì nó góp phần làm cho dân chúng thiếu hiểu biết coi thường pháp luật. Rộng hơn, nó không có tác dụng tuyên truyền pháp luật cho quảng đại quần chúng.

Kính chiếu yêu
Mõ làng: http://molang0205.blogspot.com/2014/10/chuyen-la-o-mot-at-nuoc-phap-quyen.html

Mời bình