Nghĩ về đấu tranh dân chủ Hồng Kông

Rận chúa 20 tháng 10, 2014 Mời bình
Suốt cả tuần qua, nghe các zân chủ và lều báo ca ngợi các sinh viên Hồng Kong biểu tình đòi dân chủ văn minh, chuyên nghiệp, hình mẫu…Nhưng đến nay chứng kiến nhiều cảnh ngang tai, trái mắt lại thấy băn khoăn, ngậm ngùi tự hỏi: CÓ PHẢI HỌ ĐẤU TRANH DÂN CHỦ THỰC SỰ KHÔNG?


Giữa đoàn biểu tình, những lá cờ được giương lên là …cờ Anh Quốc, tức người biểu tình luyến tiếc, ca ngợi những chế độ dân chủ về chính trị, xã hội họ có được từ thời thuộc Anh hơn hẳn từ khi về với Trung Quốc, việc họ giương lá cờ này như biểu thị thái độ phản đối sự “cai trị” của đại lục với Hồng Kông cho dù có thực hiện chính sách “Một quốc gia hai chế độ”. Tuy nhiên trước phân tích của nhiều bài viết (1), cho thấy “suốt thời gian thực dân Anh cai trị Hồng Kông trên 150 năm, người Hồng Kông chưa ‘từng có’ cái quyền bầu người lãnh đạo tối cao của khu vực này bất cứ là gián tiếp hay trực tiếp. Người lãnh đạo tối cao luôn là Quan Thống đốc người Anh mắt xanh mũi lõ được Hoàng gia Anh trực tiếp bổ nhiệm cai trị HK.

Quan Thống đốc này kiêm luôn các vị trí đứng đầu nội các, Hội đồng Hành pháp và Lập pháp; là người có quyền chỉ định luôn phần lớn hoặc tất cả cả thành viên trong Hội đồng Lập pháp, mà hội động này chủ yếu cũng chỉ là một tổ chức cố vấn. Cả hai hội đồng trên chủ yếu cũng bao gồm người Anh mắt xanh mũi lõ” (2) Khi Anh bắt cuộc trao trả Hồng kong cho Trung Quốc, nó mới buộc thúc đẩy dân chủ tạo nền tảng cho đấu tranh dân chủ xứ này nở rộ.

Bởi vậy, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hôm 3/10 cũng được hỏi về vấn đề Hồng Kông tại một diễn đàn đại học ở nước này cho rằng "Vào thời kỳ thuộc Anh, Hồng Kông cũngchưa từng tổ chức bầu cử", hiện nay, “tại Hồng Kông cũng đã có những hình thức dân chủ giới hạn, theo tiến trình sẽ được nâng cao dần trở thành trực tiếp bầu cử bằng phổ thông đầu phiếu”. Đồng quan điểm với ông Lý, Ngoại trưởng Singapore Shunmugam Jayakumar lên án truyền thông phương Tây bóp méo về cuộc biểu tình này và khẳng định “ suốt 150 năm trước khi trở về với Trung Quốc, Hồng Kông vốn không hề có chế độ dân chủ.” (3). Như vậy chính giới Trung Quốc, Singapore, Nga đã lên tiếng tố cáo, cuộc biểu tình này có bàn tay lông lá của Mỹ và phương Tây đạo diễn (4).






Thêm nữa, truyền thông bên lề cho thấy, Joshua Wong là con nhà nòi, bố mẹ đều là những người “đấu tranh dân chủ chuyên nghiệp”. Phía sau cậu bé là rất nhiều tổ chức chuyên nghiệp, nhà tỷ phú truyền thông nọ kia hậu thuẫn, nhận định cậu bé là biểu tượng được dựng lên tạo hiệu ứng truyền thông không phải là không có cơ sở.

Mới đây, cư dân mạng truyền nhau về một clip “phản cảm” cho thấy những người biểu tình khóa tay nhau chặn đường không cho người dân đi qua, ông chủ mặc áo tím có cửa hàng gần đó cố khuyên giải người biểu tình giải tán để ông ta có thể đi qua, ông ta nói rằng mỗi tháng phải trả tiền thuê cửa hàng với trả lương nhân viên và nuôi hai con ăn học, làm ơn đừng chặn đường để họ làm ăn, nhưng vẫn bị chặn lại, bất đắc dĩ chui qua cũng bị kéo lại, nằm lăn lê dưới đất nắm chân một phụ nữ thì bị hô sàm sỡ (5). Từ đây những thông tin, bình luận cho rằng, những sinh viên này ăn bám gia đình, bị tác động đấu tranh dân chủ đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sự tự do dân chủ của những người lao động Hông Kong khác khiến bộc phát những phản ứng và giải thích căn nguyên phát sinh các cuộc phản biểu tình gần đây là hoàn toàn có cơ sở.

Bằng chứng cứ này cho thấy, những thông tin phản ánh về biểu tình, lên án phản biểu tình đã bị “chuyển hóa” qua truyền thông Hong Kong và phương Tây không hề khách quan. Hình ảnh người biểu tình che ô cho cảnh sát trong cơn mưa trở lên kệch cỡm với hình ảnh người dân bị cản trở sinh hoạt thường ngày, cả cái quyền về nhà của mình!

Thông tin chức trách HK đưa về hậu quả biểu tình này khá nghiêm trọng, trong 4 ngày đầu biểu tình, Hồng Kong bị thiệt hại ước tới 11 tỷ USD, kinh tế khu trung tâm gần như tê liệt, chứng khoán lao dốc, đô la Hông kong xuống giá thảm hại, bộ máy chính quyền không hoạt động bình thường…Tình trạng này kéo dài giải thích cho việc người biểu tình ngày càng giảm sút, trong khi chính quyền nỗ lực đàm phán với người biểu tình.

Về yếu tố nước ngoài, Hồng Kong có quá nhiều thứ để tạo sự thuận lợi cho các cuộc biểu tình tương tự nổ ra. NED – cơ quan reo rắc cách mạng dân chủ khắp thế giới hiện nắm ba cơ quan hoạt động ở Hồng Kong về lao động, nhân quyền và dân chủ (6)
Hồng kong có vẻ như là một nơi thí nghiệm thành công tiếp theo về chiến lược “Dân chủ, Nhân quyền” của Mỹ và phương Tây sau khi chiến tranh cổ điển xâm lược, cai trị thuộc địa, chiến tranh lạnh trở nên lỗi thời. Họ đã có những bước đi, chuẩn bị rất kỹ cho thế trận mới này nhằm giữ cho thế giới trở nên ĐƠN CỰC, tuy nhiên Trung Quốc và Nga đang ngày càng trở nên khó nhằn hơn và báo động kiểu rằng cuộc chiến dân chủ, nhân quyền này nguy cơ trở về với chiến tranh cổ điểnm kiểu như Chiến tranh thế giới thứ 3 ngày càng khó tránh khỏi.

Nhạn biển, nhà bác Loa phường

Mời bình