Tranh chấp đất đại gia đình Cù Huy Hà Vũ – Một bước đi bộc lộ bản chất

Rận chúa 23 tháng 10, 2014 Mời bình
Cù Huy Hà Vũ sau một thời gian sang Mỹ, không còn có thể tiếp tục tác động tới phong trào Việt Nam trong nước, mất đi cái thế được trọng vọng, và không còn là niềm hi vọng của mọi người, Cù Huy Hà Vũ đã lùi vào dĩ vãng khi chẳng còn ai gọi ông ta là “tổng thống tương lai” nữa. Mặc dù cố gắng chém gió trên BBC, RFI, hay VOA, nhưng giờ đây không còn ai nghe ông ta nói. Đây là hậu quả của việc thỏa thuận với chính quyền, cầu xin đi Mỹ bằng được của ông. Lúc ở Việt Nam khổ sở thì sang Mỹ, đến lúc sang Mỹ thì lại tiếc nuối dăm ba danh tiếng hão ở Việt Nam. Để cái tên Cù Huy Hà Vũ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, ông ta sẵn sàng xúi giục gia đình mình kiện cáo đòi lại căn nhà 24 Điện Biên Phủ.


Trên trang Ba Sàm và Quê Choa có một loạt các bài để phục vụ cuộc kiện cáo này: “Ông Cù Huy Xuân Đức bác bỏ Chủ tịch UBND phường Điện Biên về “công trình tại 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội” và “Vì đâu khiếu kiện đất đai ngày một nhiều”? Nhưng các bài viết này đã xuyên tạc trắng trợn những gì đang diễn ra xung quanh sự việc này. Họ đều cho rằng tường rào xung quanh căn nhà năm 2010 là do bị chính quyền đập phá và nhà nước cưỡng chế trưng thu căn nhà này. Sau nhiều năm lảm nhảm rất nhiều về “quyền sở hữu đất đai” và đứng chung xuồng với “Biệt đội Dân oan”, bây giờ, ông Cù Huy Hà Vũ đã tự biến mình thành dân oan trong vụ kiện này. Tuy nhiên, nhìn đi nhìn lại thì cũng phải xác minh cho rõ căn nhà này có thật sự thuộc về ông Cù Huy Hà Vũ hay không.

Căn nhà này 24 Điện Biên Phủ, ngày xưa là 24 phố Cột Cờ, vốn là một địa diểm nổi tiếng mà giới văn chương ai cũng biết: ngôi nhà chung của hai cố nhà thơ Xuân Diệu và Huy Cận. Từ thời còn sống, cố nhà thơ Cù Huy Cận đã viết mấy câu sau để tả cảnh sống của hai ông trong căn nhà lịch sử này:
“Đêm đêm trên gác đèn chong,

Cận ngồi cặm cụi viết dòng thơ hay;

Dưới nhà bút chẳng rời tay,

Bên bàn Diệu cũng miệt mài trang thơ;

Bạn từ lúc tuổi còn tơ,

Hai ta hạt chín trong mùa nắng trong;

ánh đèn trên gác dưới phòng

Cũng là đôi kén nằm trong kén trời.”

Sau khi Xuân Diệu qua đời, ông Cù Huy Cận đã nhiều lần phải tranh chấp với chính con trai mình để giữ lấy tầng 1, căn nhà của Xuân Diệu, làm viện bảo tàng cho người bạn thơ, ông hoàng thơ tình Việt Nam. Cố nhà thơ Xuân Diệu vốn không có con và Cù Huy Hà Vũ là con nuôi của Xuân Diệu nên đã được thừa hưởng căn nhà dưới tầng 1. Nhưng thay vì trân trọng người cha nuôi vĩ đại, Cù Huy Hà Vũ lại chỉ chăm chăm lo bòn rút cho bản thân, phá hoại nhà tưởng niệm Xuân Diệu. Lúc bây giờ, ông Cù Huy Cận rất đau khổ vì điều này.

Sau khi nhà thơ Huy Cận qua đời, Cù Huy Hà Vũ lại càng được thể làm càn, cướp trắng ngôi nhà đó, giữ làm nhà riêng. Nếu nhìn sâu xa hơn,ta sẽ thấy căn nhà này vốn là chính quyền cấp cho hai ông Huy Cận và Xuân Diệu vì có công với Cách mạng. Với các nhân vật lịch sử như hai ông, ngôi nhà nên được trở thành nhà tưởng niệm, thay vì để cho những con cháu vô liêm sỉ như Cù Huy Hà Vũ đập phá hết những kỷ vật còn sót lại của hai nhà thơ vĩ đại này.

Hiện nay căn nhà này đang ở trong tình trạng tranh chấp và vắng chủ. Ông Ngô Xuân Huy, em trai nhà thơ Xuân Diệu, không thể chấp nhận những việc làm vô đạo đức và vô văn hóa của Cù Huy Hà Vũ được. Từ phương xa, Cù Huy Hà Vũ vẫn không chịu mất phần, xúi bẩy con trai là Cù Huy Xuân Đức kiện cáo định cướp trắng căn nhà về tay mình. Để phục vụ cho vụ kiện thành công, Cù Huy Hà Vũ đã xúi bẩy tiếp các trang như Ba Sàm và Quê Choa bóp méo sự thật,che giấu các khuất tuất của ông Cù Huy Hà Vũ, để định hướng dư luận vào việc ủng hộ ông ta.

Tuy nhiên sự việc này không giúp Cù Huy Hà Vũ lấy lại danh tiếng. Thậm chí sự việc kiện cáo này đã mở ra một phần quá khứ tham lam, hèn mạt, ăn bẩn của vị Luật sư nhân quyền chuyên đấu tranh cho Dân chủ, mà trước đến giờ ông ta vẫn cố giấu diếm. Bây giờ thì tôi đã hiểu tại sao ông Cù Huy Hà Vũ lại đi đấu tranh cho dân chủ và tự do,hóa ra là để ông có thể tự do cướp đất.

Nhạn Biển (Loa Phường)
Nguồn: http://danchuonline.com/tranh-chap-dat-dai-gia-dinh-cu-huy-ha-vu-mot-buoc-di-boc-lo-ban-chat/

Mời bình