Những cái ngu của phong trào “Chúng tôi muốn biết”

Rận chúa 27 tháng 10, 2014 Mời bình
Những nữ zâm chủ đi đầu trong phong trào "Chúng tôi muốn biết"
Người đầu tiên công bố phong trào này, xem trên blog Mạng lưới blogger Việt Nam và facebook, có thể biết ngay là blogger Mẹ Nấm Gấu Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Qua quá trình điều phối “dự án” này đã thấy những cái ngu khó cưỡng lại của chị này và ban bệ.

ĐÒI GIẢI MẬT BÍ MẬT QUỐC GIA
Viện cớ sắp đến ngày Quốc tế về Quyền được biết, viện vào những thông tin vịt được bơm thổi về “Hội nghị Thành Đô”, Quỳnh lập và phát động dự án “Hiệp ước Thành Đô - Chúng tôi muốn biết” rồi hô hào hàng trăm zân chủ già trẻ, trai gái cầm cái biển “Tôi muốn biết” theo đúng lý thuyết trò chơi và hiệu ứng đám đông mà Vũ Đông Hà đang học hỏi từ phong trào dân chủ xứ Zimbawue.
Tiêu chí chung của luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam, phàm là những vấn đề liên quan đến cơ mật của đất nước, việc giải mật chỉ có thể sau khi sự việc kết thúc và thông thường 50-60 năm. Luật pháp Hoa Kỳ quy định sau 50 năm. Luật Lưu trữ Việt Nam, quy định từ sau 40 năm với tài liệu có độ “Mật” và 60 năm với tài liệu có độ “Tối mật”, “Tuyệt mật” gắn với điều kiện “kể từ năm công việc kết thúc nhưng chưa được giải mật”.
Thông qua các tài liệu trung gian, qua hồi ký mấy cụ hưu trí, nhất là một bài báo Bangkok Post tiết lộ, Hội nghị Thành Đô 1990 nội dung chủ yếu là bàn đến hòa giải, nối lại quan hệ Trung-Việt sau nhiều năm căng thẳng, chiến tranh tan tác, điểm mấu chốt là thỏa hiệp về vấn đề Campuchia, có 8 điểm thống nhất thì 7 điểm là liên quan đến nước bạn! Bởi vậy, thiết yếu nó phải cỡ Tối Mật theo Quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định số 17 của Thủ tướng Chính phủ VỀ DANH MỤC BÍ MẬT NHÀ NƯỚC ĐỘ TUYỆT MẬT VÀ TỐI MẬT CỦA NGÀNH NGOẠI GIAO, cụ thể “Nội dung các cuộc đàm phán, văn bản ký kết giữa nước ta với nước ngoài hoặc với các tổ chức quốc tế do Bộ Ngoại giao lưu giữ mà các bên tham gia ký kết thỏa thuận chưa công bố hoặc không công bố”. Quyền được biết những gì liên quan đến lợi ích cá nhân, nhóm người không thể chà đạp lên trên lợi ích đất nước và luật pháp quốc gia được.
Các cuộc biểu tình liên tiếp của một số dân Campuchia có tư tưởng bài Việt và sự không quyết liệt ngăn chặn từ Chính phủ Campuchia, cho thấy nguyên nhân sâu sa không chỉ từ vấn đề tranh chấp đất đai trong lịch sử. Hội nghị Thành Đô liên quan đến lợi ích của Campuchia bị tố là ta vì lợi ích quốc gia mình mà không tôn trọng quyền tự quyết dân tộc của bạn chưa hết nhức nhối. Hành động của nhóm “Chúng tôi muốn biết” lần nữa cho thấy, những kẻ tự nhận đấu tranh dân chủ, yêu nước sẵn sàng chà đạp lên lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia để đạt mục đích chống phá, nổi loạn. Không chỉ những người trong bộ máy Nhà nước mà chính người dân sẽ càng ngày càng tởm lợm, tránh xa chúng như những thứ hôi tanh, ghẻ lở, lạc loài.

SỬ DỤNG DÂN KHIẾU KIỆN VÀO ĐOÀN KIẾN NGHỊ
Người dân khiếu kiện cho rằng đền bù đất đai chưa tương xứng nên khiếu kiện, khó có thể hiểu và giải thích cho họ hiểu nổi vấn đề phức tạp như “Hội nghị Thành Đô”. Các bạn “Dư luận viên” nhận thấy rõ vấn đề này, đã bám riết lấy 3 người dân khiếu kiện để phỏng vấn, kết quả: một bà thì sinh viên Hoàng Thị Nhật Lệ được nghe “Tôi không biết Thành đô, thành điếc là cái gì hết”, một bà thì trả lời sinh viên Đỗ Anh Minh, Ky Bo “Tôi không biết nhóm Chúng tôi muốn biết nào hết. Mục đích của tôi là đòi quyền lợi của tôi, đòi đất của tôi”.
Mời xem link youtube https://www.youtube.com/channel/UCUC7CLmKrBXe9h9J1fw_o0Q
Không có sự lố bịch, kệch cỡm nào thô bỉ hơn !
Có thể vì thiếu người, cũng có thể vì muốn lợi dụng những người dân khiếu kiện bức xúc đi đòi quyền lợi làm bình phong cho thêm hiệu ứng truyền thông mà trực tiếp Nguyễn Tường Thụy, Mai Thảo (Thảo Teresa) phải đưa rước những người “dân oan” này đến địa điểm đưa yêu sách.
Nguyễn Lân Thắng – một kẻ hăng hái biểu tình xông xáo nhất cũng phải thốt ra cái cảm giác thất bại ê chề và sự nhục nhã này đối với cái gọi là “thực lực của phong trào dân chủ” sau vụ đưa yêu cầu bạch hóa Hội nghị Thành Đô này: “Chúng ta không nên nhầm tưởng về tầm vóc những phong trào dân sự đang nổi lên ở Việt Nam. Chưa kéo được thế hệ trẻ xuống đường thì đó là một thất bại. Toàn ông già bà cả với lại dân oan xuống đường thì còn lâu nhà Sản mới sụp. Được có nhúm người mà cứ lê la hết sân này đến chiếu nọ mà đã tự hào thì không khác gì ông Trọng tuyên bố chúng ta đã giành thắng lợi trên biển Đông... ”

BỊ LẬT TẨY MÀ VẪN TRƠ TRẼN, LỐ BỊCH
Trước ngày đưa bản Yêu cầu bạch hóa Hội nghị Thành Đô, toàn bộ nội dung bàn bạc kế hoạch đưa yêu cầu của nhóm kín “Chúng tôi muốn biết” bị tung lên mạng Internet và các bạn sinh viên, thanh niên có được, in chúng ra, đem đến chất vấn những người tham gia. Không chỉ có thái độ tránh né, mà những người trong cuộc vẫn phải cố gắng thực hiện cho hết “kịch bản” đã được lên phom (form) từ trước: cùng đồng thanh cáo buộc Cơ quan dân nguyện không tiếp dân, Quốc hội trốn tránh tiết lộ Hội nghị Thành Đô chứng tỏ Quốc hội không đứng về phía nhân dân nữa, chúng tôi sẽ tiếp tục tranh đấu...bla..bla..”. Trong khi những kẻ chủ mưu, trong cuộc bị tiết lộ, cố tình chọn địa điểm là trụ sở Quốc hội đưa đơn để được tố “không được nhận đơn”, để tiếp tục kịch bản phản kháng kiểu “tọa kháng” bị thất bại.

Tan rã cái dự án “Tuyên bố 258”, nối tiếp sự kiện tổ chức hội thảo “Công an giết dân” bị chính thân nhân nạn nhân tố cáo với công an, bị phơi bày trên báo Khánh Hòa, Pháp luật TP Hồ Chí Minh, nay thêm sự vụ này cho thấy: Có lẽ năm nay những cái ngu, cái thất bại thảm hại của “Phong trào dân chủ” thì “Mạng lưới blogger Việt Nam” dưới sự điều hành Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và đám đệ tử Vũ Đông Hà lĩnh trọn cả. Giờ đây, Mạng lưới Blogger Việt Nam có cả một cộng đồng mạng gồm những thanh niên, sinh viên bị gắn mác “dư luận viên” công khai tẩy chay, lật mặt.

Nguồn: Nhạn Biển, nhà bác Loa phường

Mời bình