Bớ làng Bô xít vào xem hồ bùn đỏ vỡ đập tiếp này

Rận chúa 16 tháng 10, 2014 Mời bình
Khai Phùng


Hồ chứa bùn đỏ ở Stade - CHLB Đức - cao 16 mét, bờ đập cao 12 mét so với mặt đất.

Hôm trước có vài bạn hỏi tôi về Bauxit, sau khi tham khảo một số tài liệu, với kiến thức ít ỏi của mình, tôi xin trả lời như sau:

"Bauxit là tương lai của 30 tới 50 năm sau!

Rồi đây những mỏ kim loại khác đang dần bị cạn kiệt hoặc phải khai thác ở độ sâu rất lớn mới có thì nhôm sẽ là kim loại không thể thiếu được trong tương lai.

Không quá 50 năm nữa, loài người sẽ phải loay hoay tìm ra những nguồn tài nguyên mới và chắc chắn nhôm không những là kim loại được biết đến rất muộn mà còn trữ lượng vô cùng lớn. Khi ấy nhôm sẽ thay thế nhiều kim loại khác nhằm đáp ứng cho nhu cầu của số người trên trái đất ngày càng tăng.

Dự tính mà các nhà khoa học châu Âu đưa ra cho Bauxit là giá của nó sẽ tăng rất mạnh trong 30 năm tới đây. Như vậy những nước có trữ lượng bauxit lớn như Việt Nam sẽ phải đứng trước hai lựa chọn:
- Hoặc lắp đặt hệ thống khai thác bauxit và xử lý chất thải nhằm đưa vào hoạt động hiệu quả trong 30 năm sau.
- Hoặc đợi khi nào bauxit được giá rồi xây dựng nhà máy và mua công nghệ sản xuất nhôm.


Với một con người, 30 năm là nửa cuộc đời nhưng với một đất nước, 30 năm chỉ là trong chớp mắt. Chính vì thế, khả năng thứ hai là con đường phụ thuộc lớn nhất trong tương lai khi mà nhôm được giá, máy móc công nghệ tất nhiên cũng trở thành món hàng xa xỉ, nếu đợi tới khi đó Việt Nam mới làm, sẽ tốn bao nhiêu tiền bạc? Hay là khi đó lại để cho nước ngoài khai thác và chúng ta chỉ là những kẻ làm công?

Chất thải từ Bauxit mà chúng ta quen gọi là bùn đỏ thực ra chứa chủ yếu ô xít sắt, ô xít titan và Silicat, 3 loại hoàn toàn không có bất cứ độc hại gì.

Duy nhất là sút NaOH hoà tan trong nước là có nguy cơ gây hại cho môi trường và nếu so sánh với các loại acid dùng cho tinh chế vàng (H2SO4), các chất sử dụng trong việc tinh chế bauxit còn thua xa.

Các nước công nghiệp như Mỹ, Đức, Pháp,.... thời xưa khi khai thác bauxit, bùn đỏ sẽ được thải trực tiếp ra sông, chưa bao giờ qua xử lý, ít nhất là cho tới khi người ta biết tới tính độc hại của loại sút NaOH. Tuy vậy loại sút NaOH là loại thông dụng không chỉ trong bùn đỏ mà còn trong hầu hết các ngành khác, thậm chí còn nhiều hơn cả trong bùn đỏ.

Ngày nay các nước công nghiệp gom bùn đỏ rồi trải một lớp đất lên và trồng cây. NaOH sẽ được lấy lại để tái sử dụng hoặc bị phân hủy trong tự nhiên, không gây ra bất cứ nguy hại gì tới môi trường. Như vậy tác hại từ bùn đỏ mà nhiều bloger Việt Nam phân tích là hoàn toàn bịa đặt!"

(NaOH, tiếng Đức gọi là Natronlauge còn được sử dụng trong ngành thực phẩm của Đức. Một trong những loại bánh không thể thiếu NaOH là Brezeln, Sở dĩ bánh có màu đỏ là nhờ nhúng bột mì vào dung dịch NaOH pha loãng, sau đó đem nướng trong lò, NaOH sẽ phân hủy thành muối và bánh có màu rất đẹp.)

Bauxit và bùn đỏ ở Stade - Đức

Thực chất ở Đức không có mỏ bauxit mà nhập khẩu quặng bauxit từ Guinea - châu Phi. Mỗi năm nhà máy ở Stade (một trong bốn nhà máy còn hoạt động ở Đức) nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn bauxit và "may mắn" quặng bauxit mà nước Đức nhập về không độc hại nhiều bằng bauxit ở Hungary vì quặng ở Hungary có chứa rất nhiều thủy ngân, chì và Arsen, gấp 3 lần so với quặng bauxit mà Đức mua.

Quặng bauxit sau khi đưa về Stade sẽ được hòa với dung dịch NaOH, chovào đun nóng với nhiệt độ 270°C và sức nén 70 bar qua một hệ thống đường ống dài 4km. Sau khi qua một hệ thống làm lạnh với tổng số thời gian trải qua 40 tiếng kết quả sẽ là bột nhôm kết tụ và cho ra hai loại:
- Al(OH)3: loại này có sử dụng trong kem đánh răng hoặc trong bột giặt
- Al2O3: bu gi, màn hình LCD, mặt bếp ceran, xe bọc thép nhưng nhiều nhất vẫn là để làm ra các sản phẩm nhôm.

Vấn đề lớn nhất cho tinh chế bauxit ở Đức là năng lượng: Mỗi triệu tấn bauxit sản xuất ra tại Stade ngốn mất năng lượng tương đương 500 ngàn gia đình trong một năm và ỏ Stade còn thấp so với ở nước ngoài.

Bùn đỏ ở Stade được xử lý hoàn toàn thông qua quá trình chiết xuất NaOH từ bùn đỏ sau đó qua hệ thống máy bơm dưới mặt đất ra thẳng hồ. Toàn bộ số NaOH lấy ra sẽ được đưa trở lại sử dụng cho quặng bauxit tiếp theo. (Sở dĩ bùn đỏ ở Hungary độc hại hơn vì đã bỏ qua giai đoạn quan trọng tách NaOH ra khỏi bùn đỏ nên chứa quá nhiều NaOH.)

Thời gian trước đây nhà máy có kế hoạch chở toàn bộ bùn đỏ tới Helgoland mang ra đổ xuống biển bắc(Nordsee) và ngay cả nhà máy bauxit ở Marseille cũng vậy, sau khi xử lý tách NaOH họ cũng thải bùn đỏ thẳng xuống biển.

Ông Eberhard Guhl, lãnh đạo nhà máy nói "Chất thải từ nhà máy của chúng tôi không hề gây ra bất cứ ảnh hưởng gì tới con người và môi trường." và theo ông lượng sút NaOH còn sót lại sẽ bị phân hủy và duy nhất biển chỗ đó quá nông, màu đỏ từ bùn sẽ khiến cho người ta cảm giác ghê sợ như là mới có một vụ thảm sát ở đó xảy ra.

Cũng chính vì thế mà bùn đỏ ở Đức được mang ra đổ xuống Bützflethermoor và tới đây bờ chắn sẽ được tôn cao lên thành 21 mét. Bùn đỏ ở đây sau khi xử lý độ PH chỉ còn 9,5, thấp hơn nhiều so với 14 ở Hungary tức là chỉ như xà phòng rửa tay bình thường.

Mời bình