Nguyễn Văn Hải (Hải Điếu Cày) đang có mặt tại nước Mỹ - nơi cách đất nước Việt Nam một khoảng cách bằng nửa vòng trái đất. Song thật bất ngờ khi cái vô cùng tận đó đã được Hải và những người thân khỏa lấp; không quá khó để những ai quan tâm chắc hẳn đều nghe thấy, đọc thấy các thông tin về Hải trên đất Mỹ. Đầu tiên là những bức thư được cho là của Bạn tù Trương Duy Nhất gửi Hải (được công bố trên FB của Nguyễn Trí Dũng - Con trai Hải). Điều đáng nói là bức thư nhanh chóng bị lãng quên, thậm chí không quan tâm bức thư ấy viết gì; và người ta cũng nhanh chóng quên đi chuyện Hải học đòi 'Chính khách" với những câu phát biểu kiểu như "Thông điệp hiệu quả nhất gửi đến những anh em còn đang nằm trong nhà tù của Cộng sản là anh em hãy tin tưởng rằng anh em không đơn độc", thậm chí có người đã cho đó là cái cách Hải 'thương hại" người cùng cảnh ngộ với mình trước đây...
Điểm chung nhất của Hải trong các hành động này là Y diễn đạt tất thảy đó bằng những lời nói và xem ra cái phương ngôn "lời nói gió bay' lại gắn với phát ngôn của Hải. Việc công bố bức thư cũng không thể khăng khăng đó là ý định của riêng Hải bởi nó được tán phát từ chính FB của Nguyễn Trí Dũng. Nhưng nó hoàn toàn chuyển sang một cách nghĩ và cách nhìn mới khi hé lộ những thông tin về Nguyễn Văn Hải đang bắt đầu khởi động việc "sưu tập "kỷ vật" những năm tháng tù đầy" được đăng tải trên FB Phạm Thanh Nghiên ("Đây là chiếc gối thằng Tôi (Pham Thanh Nghien) mua tặng anh Điếu Cày hồi anh ấy trong tù. Giờ anh cho nó vào bộ sưu tập "kỷ vật" những năm tháng tù đầy. Sáng nay anh hỏi tôi: "Nghiên có nhận ra nó không?" Thực ra tôi chỉ...ngờ ngợ thôi chứ không dám nhận.Vì không nghĩ anh trân trọng nó").
Mới nghe qua thì chuyện đó là hết sức bình thường và đó hoàn toàn thuộc quyền, nguyện vọng của Hải. Nhưng nên hiểu thế nào đây khi cái thân phận, cái việc Hải làm trước và sau khi ra tù thì liệu "bộ sưu tập' sẽ nói lên ý nghĩa gì? Nó sẽ được Hải sử dụng như thế nào vào những mục đích sau này? Lẽ ra cái mà Nguyễn Văn Hải nên quên đi để sống tiếp cho đẹp đẽ và trọn vẹn hơn thì anh ta lại cố tình, cất công lưu giữ lại. Và như thế, nó hoàn toàn khác biệt với cách làm, cách nghĩ của một con người bình thường!
Thử hỏi rằng, Nguyễn Văn Hải đang cố hướng đến điều gì? Liệu gã 'cựu tù nhân' này có đang ảo tưởng về hình ảnh, tầm ảnh hưởng của gã trong xã hội không? Song, không quá khó để hiểu ẩn ý trong cách làm của Hải; theo lẽ thường tình "bộ sưu tập" về một cá nhân chỉ được thực hiện khi người đó có công tích to lớn đối với xã hội để gợi nhắc về chính công tích của họ trong quá khứ, nhắc nhở và giáo dục với đời sau về một con người từng có những cống hiến. Tuân theo ý nghĩa này thì rõ ràng cái cách mà Hải và những người thân đang thực hiện e rằng vô cùng kệch cỡm, thậm chí việc lưu giữ lại kỷ vật của một kẻ chống đối có hệ thống như Hải e sẽ làm hoen ố, biến dạng giá trị tốt đẹp của xã hội.
Cái mâu thuẫn lớn nhất ở đây là việc Hải tự "Vinh danh' mình, gã không chờ đến việc người đời, hậu thế tiến hàn sưu tập mà tự làm. Nghĩa là gã không quan tâm lắm đến việc được 'tự nguyện tôn vinh", gã đang hướng những người quan tâm đi đến cái cách tôn vinh 'cưỡng ép" và hết sức khó hiểu ấy. Và bên ngoài cái ý tưởng có vẻ thô thiển ấy, việc Hải tiến hành sưu tập ấy cũng hướng đến việc củng cố vị thế, vai trò cá nhân của gã trên đất Mỹ, nhất là sau những đồn đoán đầy quan ngại về cái tương lai "dẫm lên vết xe đổ' của Trần Khải Thanh Thủy; Hải xem những kỷ vật ấy ít nhất sẽ nhắc với người Mỹ về một Nguyễn Văn Hải từng hành động vì họ mà chịu tù tội hòng nhắc nhở người Mỹ về cái gọi là "Chế độ" cho người có công lao. Song, ý tưởng tiếp theo này sẽ đi về đâu khi nó không thể qua nổi sự dò xét của người trong nước?/.
Mẹ Đốp. Nhà bác Mõ
Mời bình