LẬP LUẬN LẠC LÕNG CỦA NHỮNG KẺ BÊNH VỰC ĐỖ HÙNG

Rận chúa 7 tháng 9, 2015 Mời bình
LẬP LUẬN LẠC LÕNG CỦA NHỮNG KẺ BÊNH VỰC ĐỖ HÙNG
Chuyện Đỗ Hùng bị tước thẻ nhà báo đang thu hút sự chú ý của dư luận, nhưng chính quyết định miễn nhiệm chức Phó tổng Thư ký báo Thanh Niên và quyết định thu hồi thẻ nhà báo ấy đã phần nào lấy lại niềm tin của bạn đọc.

Trong một thời gian dài, cộng đồng mạng đã nhiều lần lên tiếng chỉ ra, những sai phạm của Đỗ Hùng. Mặc dù bị dư luận lên án, và dù cơ quan chức năng đã nhiều lần nhắc nhở nhưng Đỗ Hùng vẫn chứng nào tật nấy, không chịu sửa chữa.
Ngày 2/9/2015, trong khi cả nước hân hoan, long trọng tổ chức Lễ 70 năm Quốc khánh 2/9 và Cách mạng tháng 8 thì Đỗ Hùng ngang nhiên viết trên trang FB cá nhân của mình một dòng trạng thái có nội dung bỡn cợt, nhạo báng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng ý nghĩa thiêng liêng của cuộc Cách mạng tháng Tám khiến người dân sục sôi phẫn nộ.
Xét thấy đây là sự việc nghiêm trọng, và những sai phạm của Đỗ Hùng đã trở thành hệ thống, vì thế Tòa soạn đã buộc phải miễn nhiệm chức Phó Tổng Thư ký Thanh Niên và ngay sau đó, Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cũng ký Quyết định số 1485 về việc thu hồi thẻ nhà báo của Đỗ Hùng. Quyết định này nhanh chóng được sự ủng hộ của người dân.
Tuy nhiên, vẫn có những tiếng nói lạc lõng bênh vực cho Đỗ Hùng, bao gồm cả một số người như Nguyễn Thông, Trung Bảo, Huy Đức.v.v...Những người này lờ tịt đi những sai phạm có tính hệ thống của Đỗ Hùng mà biện hộ cho HÙng rằng, đó là là STT có tính đùa vui và rằng, như thế là không có tự do ngôn luận.

Mới nhất, trên blog Viet4P của PV Trung Bảo đã có bài viết với tựa đề "Ai cấp thẻ cho nhà báo?", mà nội dung của nó là lên án những người có trách nhiệm quản lý báo chí nước nhà.

Đây là một bài báo với lời lẽ hằn học, thách thức dư luận và bỡn cợt vai trò quản lý báo chí của cơ quan chủ quản.
Trả lời cho câu hỏi "Ai cấp thẻ cho nhà báo? Trung Bảo viết rằng: "Bạn đọc là người cấp thẻ cho nhà báo, thừa nhận nhà báo chứ không phải những người làm báo càng không phải bởi các cơ quan suốt ngày tìm cách quản lý báo chí".
Thật khó có thể tưởng tượng nổi, một nhà báo của báo Lao Động lại có thể phát ngôn một cách hồ đồ thiếu trách nhiệm, thiếu hiểu biết đến thế. Đỗ Hùng là một nhà báo và chịu sự điều chỉnh của tổ chức, cơ quan báo chí mà anh ta là thành viên cùng với việc chấp nhận những quy định của nghề báo bao gồm cả việc chấp nhận tôn chỉ mục đích của tờ báo mà anh ta làm phóng viên.
Mọi hoạt động đi ngược lại tôn chỉ mục đích hoặc vi phạm những quy định của cơ quan mà anh ta là thành viên thì tất nhiên sẽ bị loại.

Trong Thông tư "Hướng dẫn cấp, đổi và thu hồi Thẻ nhà báo" số 07/2007/TT-BVHTT, ngày 20 tháng 03 năm 2007 đã quy định rõ việc thu hồi thẻ nhà báo tại Phần II, Mục 9 như sau:
9. Thu hồi Thẻ nhà báo
9.1. Người được cấp Thẻ nhà báo bị thu hồi Thẻ nhà báo trong các trường hợp:
a) Bị cơ quan tố tụng quyết định khởi tố bị can;
b) Bị cấp có thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên hoặc bị khiển trách hai lần liên tục trong hai năm;
c) Vi phạm các quy định về hoạt động nghiệp vụ báo chí, thông tin trên báo chí, sử dụng Thẻ nhà báo không đúng mục đích gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Bị kỷ luật buộc thôi việc tại cơ quan báo chí;

9.2. Cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí có trách nhiệm báo cáo với Bộ Văn hóa - Thông tin để ban hành các quyết định thu hồi Thẻ nhà báo đối với các trường hợp quy định tại điểm 8.1 và điểm 8.2 khoản 8 mục II của Thông tư này.
9.3. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi Thẻ nhà báo, người đứng đầu cơ quan báo chí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người bị thu hồi Thẻ nhà báo có trách nhiệm thu lại Thẻ nhà báo của người bị thu hồi Thẻ nhà báo nộp lại cho Bộ Văn hóa - Thông tin (Cục Báo chí);

Các cơ quan báo chí ở Trung ương nộp trực tiếp về Bộ Văn hóa - Thông tin (Cục Báo chí).
9.4. Người bị thu hồi Thẻ nhà báo chỉ được xét cấp lại Thẻ sau một (1) năm, kể từ ngày có quyết định thu hồi đối với trường hợp vi phạm quy định tại tiết b, tiết c, tiết d điểm 9.1 khoản 9 mục II; sau ba (3) năm, kể từ ngày có quyết định xóa án đối với trường hợp vi phạm quy định tại tiết a điểm 9.1 khoản 9 mục II của Thông tư này.
Xét theo quy định này, Đỗ Hùng đã vi phạm khoản b và c, điểm 9.1. Vì thế anh ta bị thu hồi thẻ nhà báo.
Thật nực cười khi Trung Bảo viết: "Bạn đọc là người cấp thẻ cho nhà báo, thừa nhận nhà báo chứ không phải những người làm báo càng không phải bởi các cơ quan suốt ngày tìm cách quản lý báo chí".

Xin lỗi anh Trung Bảo, "bạn đọc" nào cấp thẻ cho nhà báo và "thừa nhận nhà báo" thế? Cũng xin nói thẳng với anh luôn, chính nhân dân thông qua cơ quan quản lý báo chí để tước thẻ nhà báo của Đỗ Hùng đấy, vì anh ta đã phản bội lại lợi ích của họ, không xứng đáng với niềm tin của họ, và hơn nữa anh ta đang đầu độc những người nhẹ dạ cả tin, non kém về chính trị và lịch sử dân tộc trên đất nước này.

Còn nữa, Trung Bảo ngạo mạn viết rằng: "Đừng tưởng thu thẻ nhà báo thì nhà báo không còn là nhà báo. Nghề báo là một thứ nghề người ta có thể làm suốt đời, trong vai trò này hay vai trò khác. Báo chí không thể bị quản lý nhưng quan chức báo chí rất dễ quản lý, chỉ cần cho chút bổng lộc thì nói gì cũng nghe".

Đây là lối viết nhập nhèm con chữ để đánh lận bản chất vấn đề "thẻ nhà báo" với "quyền làm báo" của một cá nhân. Cần nhắc lại cho anh rõ, Đỗ Hùng chỉ bị thu hồi thẻ nhà báo, có nghĩa là anh ta sẽ không được hưởng các quyền và có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về báo chí; chỉ những người có Thẻ nhà báo do Bộ Văn hóa - Thông tin cấp mới được hưởng những quyền theo quy định của pháp luật về báo chí khi hoạt động nghiệp vụ. Điều này có nghĩa là quyền làm báo của Đỗ Hùng vẫn còn như mọi công dân khác. Anh Trung Bảo và kể cả anh Huy Đức đều lập luận rằng Bộ 4T thu hồi thẻ nhà báo tức tước quyền hành nghề của Đỗ Hùng là vi phạm Hiến pháp để tấn công chế độ là không đúng và rất nguy hiểm.

Tôi biết anh Trung Bảo đã từng du học ở nước ngoài, nhưng tôi lại không hiểu được vì sao anh nói: "Báo chí không thể bị quản lý nhưng quan chức báo chí rất dễ quản lý, chỉ cần cho chút bổng lộc thì nói gì cũng nghe". Anh thấy ở đâu báo chí không thể bị quản lý? Chỉ có kẻ vô chính phủ mới nghĩ là báo chí không thể bị quản lý mà thôi.
Và đây, liệu có cần thiết phải hằn học với cơ quan quản lý báo chí tới mức nói rằng "quan chức báo chí rất dễ quản lý, chỉ cần chi chút bổng lộc thì nói gì cũng nghe". Câu này của anh có thể đúng với số ít người làm báo như anh, nhưng tôi tin số còn lại lớn hơn nhiều. Tiền bạc có thể khiến anh phải làm việc này việc nọ, nhưng với một số người thì không. Quy chụp quá trớn sẽ lại là bi kịch đấy anh Trung Bảo ạ.

Chuyện Đỗ Hùng bị tước thẻ nhà báo là điều đáng tiếc, cá nhân tôi cũng lấy làm tiếc cho một tài năng, nhưng chỉ có tài thì không đủ. Ngoài tài năng thì nhà báo cần phải có phẩm chất đạo đức tốt thì mới có giá trị cho quê hương đất nước.
Tôi tin, sự việc này sẽ làm Đỗ Hùng phải xem xét lại mình. Mong anh không bị những cám dỗ và những ảo vọng từ những kẻ cơ hội chính trị và những kẻ chống phá đất nước làm mất phương hướng.
--------
Lâmtrực@ - Trelang

Mời bình