NGUYỄN TƯỜNG THỤY NÓI GÌ SAU VIỆC TẠ PHONG TẦN ĐƯỢC SANG MỸ?

Rận chúa 23 tháng 9, 2015 Mời bình
NGUYỄN TƯỜNG THỤY NÓI GÌ SAU VIỆC TẠ PHONG TẦN ĐƯỢC SANG MỸ?

Sau khi có tin Tạ Phong Tần đang trên đường đến Taipei và sẽ đáp xuống phi trường LAX, Los Angeles (Mỹ), thay vì nói qua nói lại chuyện nữ Blogger này đã vào tù như thế, có quá khứ ra sao thì hay chuyện người ta đón tiếp như thế nào.... Điều tôi quan tâm hơn hết thảy là chuyện những người ở lại nói gì về cái cách Tần được tự do và cũng nói rõ là cái "đám người ở lại đó là những người đồng hạng với Tần hoặc chí ít thì cũng hao hao giống Tần; có điều hiện tại pháp luật và nhà chức trách vẫn chưa sờ đến chúng mà thôi.

Một loạt các FBker như Nguyễn Tường Thụy, Angelina Trang Huỳnh, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Văn Đề... đã lọt vào sự chú ý của tôi và đương nhiên sự chú ý này không phải ngẫu nhiên hay tình cờ....
Chia sẻ về sự kiện Tạ Phong Tần cập bến Mỹ, Huỳnh Thục Vy viết: "Con mừng cô được tự do thực sự: đi từ nhà tù ra thế giới tự do. Một trong các nỗi căm ghét của mình đối với chế độ độc tài này xuất phát từ việc: họ cướp đi vẻ thanh xuân của chị em đấu tranh. Cô Bùi Hằng, chị Công Nhân, chị Kim Thu...trước khi ở tù từng là những phụ nữ xinh đẹp, ăn mặc sành điệu. Sau khi ra tù, tóc bạc và thân thể bệnh tật... Con chúc cô Tần mau khoẻ lại". Nếu được quyền bình luận về chia sẻ này của Vy thì tôi sẽ nói là: Nếu không gầy gò, bệnh tật thì chắc gì Tần (trước đó là Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải) đã đến Mỹ; lí do sang Mỹ để chữa bệnh luôn là cái cách đường đường, chính chính nhất cho những cuộc đào tẩu được toan tính từ lâu. Và tôi tin những người này đã chấp nhận vào tù, chấp nhận bệnh tật để được đến Mỹ nên suy cho cùng họ thật sự đáng được tôn vinh ở khía cạnh dám hành đồng, chấp nhận thương đau để đạt được mục đích của chính mình.
Fbker Nguyễn Văn Đề viết: "Nhận được tin chị đi Mỹ, không biết nên vui hay nên buồn. Vui vì chị đã được tự do, buồn vì nhưng người đấu tranh phải ra nước ngoài".....

Song, quả thật tôi thực sự ấn tượng với điều mà Nguyễn Tường Thụy nói ra khi biết tin Tạ Phong Tần đã được đi Mỹ. Thuỵ viết: "Tôi mừng cho các anh chị, mặc dù biết rằng các anh chị không muốn thế. Hôm nay tôi mừng cho Tạ Phong Tần nhưng cũng thật là buồn. Cảm xúc vui buồn lẫn lộn.

Ngày càng thấy rõ, những tù nhân lương tâm nổi tiếng trở thành món hàng trao đổi. Thật khốn nạn. Không trông chờ ở bên ngoài, nhưng không khỏi đặt ra câu hỏi: Chính phủ Mỹ chỉ làm (hoặc chỉ làm được) đến thế thôi sao?".
Bởi có lẽ cho đến thời điểm hiện tại Thuỵ là người đầu tiên dám nói và nói đúng về một điều mà bấy lâu nay những người như Tần và trước đó là Cù Huy Hà Vũ, Trần Khải Thanh Thuỷ và Nguyễn Văn Hải đã lầm tưởng và chính họ đã tự biến mình trở thành "một món hàng trao đổi" nhưng cái khác với các món hàng thương mại khác là nó không được thanh toán bằng tiền.
Có một thực tế mà xem chừng rất nhiều nhà "dân chủ" trong nước dù không nói ra nhưng vẫn rất kỳ vọng: Người Mỹ sẽ đủ sức bảo vệ họ trước những hình phạt của luật pháp trong nước và sau những chuyến xuất cảnh đến với thế giới tự do của những nhà "dân chủ" gạo cội thì họ càng có niềm tin hơn. Đó cũng là lí do rất nhiều kẻ thay vì sợ các hình phạt thích đáng từ pháp luật thì họ đã lao vào như những con thiêu thân mà không biết sợ hãi là gì? Sang Mỹ là nút thắt cuối cùng nếu "may mắn" bị các nhà chức trách trong nước xử lý.

Vì thế, với rất nhiều người đã được sang Mỹ và ngay cả bản thân Tạ Phong Tần thì họ vẫn luôn nghĩ rằng sang Mỹ đồng nghĩa với việc họ sẽ có được sự tự do, được sống trong một môi trường vật chất hết sức đầy đủ và ở đó họ cũng sẽ có đầy đủ điều kiện để có thể đấu tranh cho "dân chủ", "nhân quyền" như cái cách họ từng hô hào như thời kỳ còn ở trong nước. Sự thiếu thốn về mặt thông tin do bị bưng bít từ một số cá nhân trong thời gian ở trong tù cùng "niềm tin sắt son" vào người Mỹ vô tình đã khiến họ mang tâm thế của một đứa trẻ trước khi sang Mỹ mà không thể biết rằng với những người "tiền nhiệm" đã phải vất vả, cay đắng như thế nào khi đang sống trên chính quê hương của những mỹ từ họ vẫn theo đuổi bấy lâu.

Một Trần Khải Thanh Thuỷ bị đám "Việt Tân" đá văng ra khỏi đường vì đã hết đát, một Cù Huy Hà Vũ bị đám cộng đồng người Việt ở Mỹ tẩy chay không đơn thuần vì cách ăn nói xấc láo và một Nguyễn Văn Hải giờ chỉ biết tranh thủ vài ba sự kiện như "Tạ Phong Tần đến Mỹ" để làm hàng.... có thể chỉ là câu chuyện riêng của vài ba người trong nước. Rất nhiều người vẫn tin đó là câu chuyện chính quyền, các nhà chức trách trong nước dựng lên để làm nhụt chí những kẻ đang rắp tâm chống lại họ. Họ tin và bị huyễn hoặc bởi những điều mà các nhà Ngoại giao Mỹ nói ra trong những cuộc gặp "lén lút" hay đó là câu chuyện của một kẻ đã bị chèo kéo bởi đồng tiền....

Nói như thế để thấy rằng cái điều mà Nguyễn Tường Thụy nói ra ở trên có thể sẽ ít được người ta chú ý và thậm chí Thuỵ sẽ nhận được rất nhiều gạch đá từ những người vẫn chưa bao giờ sứt mẻ niềm tin với người Mỹ. Câu hỏi Thuỵ đưa ra có thể là một câu hỏi hư vô và không ai có thể đưa ra được đáp án nhưng nó cho thấy gã đang nghi ngờ về sức mạnh của người Mỹ! Rằng người Mỹ không làm chủ mọi thứ như người ta vẫn tưởng và họ chỉ thực hiện lời hứa của mình ở một chừng mực nhất định và chuyện sang Mỹ suy cho cùng nó cũng chỉ là một món quà kiểu trả công cho những ai đã đồng hành cùng họ.
Tuy nhiên, trong cách nói của Thuỵ vẫn toát lên một điều: Gã mong muốn người Mỹ làm được những điều hơn thế cho đám người gã vẫn gọi là "tù nhân lương tâm". Sang Mỹ với Thuy chỉ là một giải pháp hết sức tình thế! Và theo suy luận của người viết thì "cái điều hơn thế" mà Thuỵ vẫn kỳ vọng vào người Mỹ có thể là:

(1). Người Mỹ sẽ đủ sức cho những người như Tạ Phong Tần và trước đó là đám Vũ, Thuỷ, Hải được tự do ngay ở trong nước. Họ sẽ không phải tha phương cầu thực, vong quốc nơi xứ người như tình cảnh bây giờ và bị đám vong quốc trước đó đối xử phân biệt đến thế.

(2). Ở một mức độ cao hơn, nhân danh họ người Mỹ sẽ mở một cuộc chiến tấn công vào Việt Nam như cái cách họ đã từng làm tại hàng loạt quốc gia tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi và sau khi giành thắng lợi những "tù nhân lương tâm" kia sẽ được trao quyền "trị vì"..... vân vân và vân vân.

Riêng với điều này, xin thưa với Thuỵ rằng người Mỹ vẫn chưa đạt đến một mức độ mà sức mạnh vũ khí và đồng Đô la của họ có thể hạ bệ được quốc gia nào tuỳ thích. Sự chồng chéo về mặt lợi ích và cả những mối nguy từ Trung Quốc và rất nhiều quốc gia khác đã, đang và sẽ buộc người Mỹ sẽ phải thận trọng trong đường đi nước bước của mình. Họ cần "đồng minh" trong cuộc đua quyền lực với các đối thủ hơn là đơn thương độc mã. Hơn nữa, từ thực tế các cuộc chiến tranh do người Mỹ phát động hoặc trực tiếp thực hiện từ xưa đến nay thì "dân chủ", "nhân quyền" suy cho cùng cũng chỉ là phương tiện, nó chưa bao giờ là mục tiêu cuối cùng mà họ thực tâm muốn đạt đến. Hay việc gọi nó là "món hàng" thì cũng không phải là chuyện quá đáng.

Vậy nên, Nguyễn Tường Thụy thực sự rất đáng khen khi dám nói thẳng, nói thật bản chất của việc xuất cảnh sang Mỹ nhưng suy cho cùng gã không khác là mấy so với đám Nguỵ quân, nguỵ quyền ở miền Nam trước năm 1975 khi dù đã chứng kiến không ít mặt trái, thậm chí rất nhiều điều trong đó đã đủ sức nói lên bản chất của người Mỹ song vẫn trao gửi niềm tin. Và tôi tin rằng dù Thuỵ đã rút được những bài học xương máu từ viễn cảnh đi Mỹ của rất nhiều người nhưng nếu được Thuỵ vẫn sang Mỹ.
----------
Mẹ Đốp
Nguồn: FB Việt Nam thời báo

Mời bình