So với những kẻ cùng hạng thì Hải Điếu Cày có vẻ là một cá nhân khôn ngoan. Ngay sau khi đặt chân lên đất Mỹ, cựu tù này đã sử dụng rất nhiều phương cách tạo cho mình một chỗ đứng khác biệt so với những Cù Huy Hà Vũ hay Trần Khải Thanh Thủy; và xem ra thì nhân vật này đã có thành công bước đầu, biểu hiện là sau gần 1 tháng gã có mặt tại nước Mỹ nhưng người ta vẫn ưa nói về Hải, bàn về những câu chuyện tương lai chứ nó không tắt ngấm hoàn toàn như sau sự kiện Cù Huy Hà Vũ ra tù và sang Mỹ chữa bệnh và định cư.
Xem chừng với một chiến dịch dài hơi trên đất Mỹ thì từng ấy chưa thể coi là cái kết cho chuỗi hoạt động vừa qua. Không ai dám phủ nhận Hải không phải là một kẻ cao tay và Hải cũng tường tận hơn bất cứ ai về số phận bi thảm của Trần Khải Thanh Thủy và cái tương lai gần của Cù Huy Hà Vũ sắp tới trên đất Mỹ. Cho nên, nếu ai đó nói rằng, sự ra đi của Hải là mù quáng và 'cưỡng ép' thì hoàn toàn rất sai lầm. Nghĩa là Hải biết trước cái gì sẽ đợi chờ mình nếu bản thân mình không vượt qua chính cái bóng của mình và một mực đi theo lối mòn mà những người khác đã từng đi khi đặt chân lên đất Mỹ. Nguyễn Văn Hải hiểu rằng, lên đất Mỹ đó chỉ có thể xem là cái giá phải trả để được thoát khỏi tù ngục nhưng không thể xem đó là cái thành quả để rồi hắn và người thân cứ thế mà hưởng thụ để không cần phải làm gì, hành động gì nữa.
Từ mạch đà suy nghĩ ấy, Nguyễn Văn Hải đã liên tục động não và Hải đã tìm được cái căn nguyên sâu xa của vấn đề. Hải đã thấy được cái "điểm yếu chết người" mà Cù Huy Hà Vũ, Trần Khải Thanh Thủy nói riêng và rất nhiều người Việt chống Cộng cực đoan (CCCĐ) tại hải ngoại dính phải: Không thể thoát và chứng minh được gì giai đoạn hoạt động trong nước hoàn toàn không có mối liên hệ gì với những "thế lực bên ngoài". Hay nói cách khác, bằng cách này, cách khác những cá nhân như Hải phải đi chứng minh cho được quãng thời gian hoạt động trong nước chỉ đơn thuần là do yêu nước và chính lòng yêu nước đã thôi thúc họ hành động, họ 'phản kháng', chứ không phải là những thứ "lợi ích" bọt bèo mà trước đó dù đã cố chứng minh nhưng chưa thể nào lí giải nổi nguồn gốc, mục đích và nguồn tiền đó được sử dụng vào lí do nào.
Trên thực tế, dù đã có không ít những thông tin cho rằng, số người như Hải thực chất là "con rối" trong tay những người ở bên ngoài. Và cứ trước, sau mỗi phi vụ chống đối thì họ đều nhận được những khoản thù lao hậu hĩnh bằng tiền và đó được xem là động lực chính để số người này hành động. Những người đưa ra khẳng định này cũng đã không ngần ngại đưa ra các chứng cứ chứng minh như việc không rõ nguồn gốc số tiền bất minh với số lượng lớn, thường xuyên có mối liên hệ với bên ngoài; việc các tổ chức ngoại giao, các tổ chức Phi chính phủ khi vào Việt Nam đều được yêu cầu gặp đích danh những người này. Vì chưa có một lí do chính đáng, khách quan nào để chứng minh nên xem ra đã không ít người sẵn sàng bỏ qua tất thảy nghi ngại để ủng hộ, yêu cầu thả số này khi bị bắt và tù đày mà không cố tìm cái gì đằng sau những ẩn số ấy? Tuy nhiên, một số kẻ đã bị lộ tẩy và bị tẩy chay chỉ vì khi ra nước ngoài đã bộc lộ rõ bản chất "ôm gối", phục vụ cho lũ rận, chống phá bên ngoài.
Và đương nhiên, Hải không muốn mình cũng có một cái kết cục đau đớn và thảm hại đến như vậy; cho nên thật dễ hiểu khi Nguyễn Văn Hải đã "một mực không nhận lá cờ vàng và từ chối đứng vào hàng ngũ của cộng đồng người Việt tự do hải ngoại" khi được phóng viên Hãng tin AP phỏng vấn vào hôm 31/10/2014. Song khi nghe lí do Hải từ chối thì gã không phải là một kẻ vừa khi vừa được việc mình nhưng không quá đánh động và gây phiền lòng những người đang đặt hi vọng vào gã. Hải nói: "Đây là một chủ đề nhạy cảm, nhiều người muốn biết quan điểm của tôi. Việc tôi không nhận lá cờ thì sự thật đã rõ, nhiều người đã thấy khi xem clip.
Trước tiên chúng ta phải thấy rằng lá cờ chỉ là biểu tượng. Chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ cho đất nước, không phải vì biểu tượng một lá cờ. Bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi. Lá cờ vàng 3 sọc đỏ đã có từ thời nhà Nguyễn, là cờ của tổ quốc, đại diện cho tự do dân chủ. Lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng của một thể chế độc tài, áp bức. Chính chế độ độc tài đó đã cắt đi tiếng nói của người VN. Do đó, đối với tôi, bất kỳ biểu tượng nào tượng trưng cho tự do dân chủ tôi đều trân trọng và hãnh diện đứng dưới nó.
Không riêng gì cá nhân chúng tôi mà tất cả chúng ta, trong nhu cầu kết nối để tạo sức mạnh tổng hợp, hãy cùng nhau đứng dưới ngọn cờ tự do dân chủ để xoá bỏ độc tài, áp bức và bất công. Chúng ta có thể khác nhau về phương thức nhưng mục tiêu chỉ có một. Đó là đem lại tự do, dân chủ trên đất nước Việt Nam. Khi chúng ta đoàn kết và chọn ra biểu tượng chung và nếu 90 triệu người dân đồng ý về biểu tượng chung đó thì tất cả cùng đứng chung dưới biểu tượng chung ấy...".
Thậm chí, Hải đã thực sự hóa thân vào câu chuyện khi tự biến minh thành một con người khác. "Phóng viên AP đã hỏi Điếu Cày rằng những người cực đoan này có nên im lặng bớt không? Những người đang sống an toàn tại hải ngoại mà cứ cố gắng khuyến khích các cuộc nổi dậy bên trong Việt Nam, trong lúc thừa biết rằng những người làm theo hướng dẫn của họ là sẽ nhận được án tù lâu. Đây có phải là một việc làm đạo đức?
Anh Điếu Cày quan niệm: "Tôi nghĩ rằng mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau trong vấn đề tự do ngôn luận. Tôi có thể không hoàn toàn đồng ý với họ về một số vấn đề nhưng không vì thế mà tôi nghĩ rằng họ cần phải im lặng. Thứ hai tôi nghĩ không nên cho rằng những ai có quan điểm không giống mình thì là cực đoan. Chúng tôi đang muốn kết nối và hàn gắn những ngăn cách giữa người dân Việt với nhau để cùng xây dựng một tương lai đoàn kết và dân chủ cho Việt Nam...".
Nhưng ai sẽ tin được, ai dám tin một kẻ từng chống đối đến cùng như Nguyễn Văn Hải lại có suy nghĩ tự thân tích cực đến như vậy! Để thu hút được nhân tâm và cố công chứng minh cái giá của mình Hải đã bất chấp để nói những điều ngược lại với chính mình. Song, tiếc rằng, việc người Mỹ sẵn sàng tiếp nhận và tạo điều kiện cho Hải định cư trên đất Mỹ đã nói lên mọi điều./.
Chiềng Chạ
Nhà bác Mõ
Mời bình