Đọc bài viết "Vì sao giới trẻ Việt Nam không đón nhận phim "Sống cùng lịch sử" " của RFA, tôi rất buồn cười vì bài phỏng vấn ngây ngô và khiên cưỡng của phóng viên Hòa Ái. Điều ấy khiến tôi cũng làm một cuộc phỏng vấn để đáp trả lại phóng viên Hòa Ái.
Thế nào là nội dung khách quan trong phim lịch sử?
Một trong các lý do RFA đưa ra để dẫn dắt của phỏng vấn đó là: phim "Sống cùng lịch sử" không có lịch sử khách quan. Vấn đề đặt ra ở đây là: "Thế nào là lịch sử khách quan?" RFA đưa ra một ví dụ tương phản là phim "Ngày cuối cùng ở Việt Nam" đã thu hút rất nhiều khán giả.
Trước hết, tôi xin phỏng vấn người xem xem họ có thật sự quan tâm đến "Sự thật lịch sử" trong phim hay không. Sau đây là một số câu trả lời:
- Bạn Nga, SV Đại học KTQD: Tôi không quan tâm đến sự thật lịch sử trong phim. Tôi chỉ quan tâm đến cảnh quay và tình tiết phim có hấp dẫn hay không.
- Bạn Phú, SV Đại học QGHN: Làm gì có sự thật lịch sử, lịch sử là do con người viết nên theo góc nhìn của họ. Nên chẳng ai đi xem phim mà tìm sự thật lịch sử cả, phim chỉ tạo cho họ cảm giác giống thật thôi.
- Bạn Mai, học sinh cấp 3 Amsterdam: Em cũng quan tâm đến tướng Gíáp và cuộc đời của ông, nhưng dù phim có làm chân thực thế nào thì đó cũng chỉ có thể dừng ở vai trò lịch sử. Các phim lịch sử khác em biết cũng thế, kể cả thế giới hay Việt Nam, nó không thể đảm bảo "sự thật" được.
Cả ba bạn trẻ này đều cho biết, họ không hề biết là bộ phim mới được trình chiếu gần đây. Đến khi phim bị hoãn chiếu thì họ mới biết đến bộ phim, và đều bày tỏ là nếu có cơ hội thì họ cũng muốn xem. Vậy thì vấn đề cốt lõi khiến bộ phim không đến được với khán giả là vì không đầu tư và chi phí truyền thông.
Nếu làm "Đèn Cù" hay "Đêm giữa ban ngày" thì có gì hấp dẫn?
Không thể phủ nhận "Đèn Cù" và "Đêm giữa ban ngày" thu hút rất nhiều độc giả vì những điều đen tối được mô tả trong những cuốn sách loại này. Điều này làm tôi nhớ đến việc tại sao báo chí lá cải lại thích đăng các tin cướp, giết, hiếp. Người ta không bán được báo nhờ những bài viết nghiêm túc, họ bán được báo nhờ scandal, giết chóc và mô tả những trạng thái xấu xa nhất của con người. Đây là cách thức làm rẻ tiền của bọn bồi bút hay sử dụng mà Việt Tân và phe chống Cộng luôn sử dụng để câu view, câu like cho mình. Vì thế nên chúng sẽ vô giá trị về mặt lịch sử.
Những loại sách kiểu này nếu dựng phim thì có thể sẽ đắt khách, vé bán chạy như tôm tươi, nhưng nó thể hiện đẳng cấp nội dung rẻ mạt của người làm phim, cũng như tác giả của cuốn sách. Hàng chợ bao giờ chẳng dễ tiếp cận với đại chúng, còn hàng cao cấp bao giờ cũng có những cộng đồng cao cấp thưởng thức của riêng mình. Sự khác biệt giữa "cao cấp" và "hàng chợ" nằm ở chỗ tính nghiêm túc của tác phẩm. Tác phẩm ấy có được làm chỉn chu hay không, nội dung có ý nghĩa nhân văn sâu sắc hay không, diễn viên có hòa nhập với vai diễn hay không... "Hàng chợ" (như "Đèn cù" hay "Đêm giữa ban ngày" nếu được làm phim), chắc chắn không đảm bảo được vấn đề tối thiểu là thiếu ý nghĩa nhân văn mà chỉ bới móc hoặc bịa đặt những bóng tối đằng sau các nhân vật lịch sử và gán cho nó hai chữ "Sự thật".
RFA cũng là một trang mạng rẻ tiền, nên họ ca ngợi những thứ rẻ tiền thì cũng không có gì là khó hiểu.
Nhạn Biển.
Nguồn: nhà bác Loa phường
Mời bình