TỊ NẠN. SAO IM LẶNG, RẬN CHỦ?
Rận chúa 15 tháng 9, 2015 Mời bìnhĐiều lạ là, trong lúc cả nhân loại đang nóng như Hỏa Diệm Sơn vì chuyện làn sóng di cư, tị nạn của hàng triệu dân lành từ Trung Đông, bắc Phi vào Châu Âu thì tất cả các trang web, các blog, FB cá nhân của những người Việt lâu nay vẫn to tiếng vì dân chủ, nhân quyền lại im như thóc. Bản hòa tấu muôn thủa của họ vẫn là gây chia rẻ, thù hằn, chống chế độ, đòi lật đổ chế độ.
Riêng Syria, kể từ ngày nội chiến đã có hơn 4 triệu người tị nạn, 1,8 triệu người đang ở Thổ Nhĩ Kỳ, 600.000 người đang ở Jordan, và 1 triệu nguời đang ở Lebanon. Ở Lebanon, cứ 4 người dân thì có một người Syria tị nạn.
Số liệu mới nhất của UNHCR, trong bảy tháng đầu năm 2015, có 126.232 người Syria xin tị nạn tại châu Âu, trong đó có 39.254 người tại Đức, 38.002 người tại Serbia và Kosovo, và 10.847 tại Hungary. Ngoài Syria, một số lượng lớn nguời tị nạn đến từ Afghanistan (77.731), Iraq (61.463), Albania (33.767), Eritrea (21.631), và Pakistan (17.021).
Tuy vậy, cho tới nay, các nước láng giềng của Syria tại vùng Vịnh, dù rất giàu có nhưng vẫn kiên quyết đóng cửa với người tị nạn Syria. Các nước này dường như đã thống nhất một điều luật bất thành văn là ngăn cản và gây khó dễ để dân Syria có thể đặt chân vào vùng Vịnh.
Cùng với dòng người vượt biển từ Lybia, trong mấy tháng qua, hàng triệu người di cư đã đổ vào châu Âu. Và xem ra, cơn lũ này chưa có dấu hiệu chấm dứt trong thời hạn ngắn. Châu Âu đã không thể làm khác với những tuyên bố nhân quyền của mình đành phải mở cửa biên giới. Cử chỉ đó lại như một thứ thuốc kích thích để người ra đi có thêm hy vọng và quyết tâm. Họ đánh cược tính mạng của chính mình vào việc đi tìm sự sống ở miền đất hứa.
Vài tuần trước, cả thế giới bàng hoàng trước các thi thể đã bắt đầu phân hủy của 71 người bị nhét trong một xe thùng trên biên giới Áo - Hung. Và tiếp theo, cả thế giới đã câm lặng trước hình ảnh thi thể bé trai 3 tuổi Aylan Kurdi trôi dạt vào một bãi biển gần Bodrum ở Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi chiếc tàu chở gia đình em bị lật úp và chìm ngoài biển.
Để thảm kịch di cư này không bị biến thành một thảm họa nhân đạo cấp châu lục, các nước Châu Âu, mặc dù còn nhiều bất đồng cũng đành "ngậm bồ hòn làm ngọt" cam kết có những chính sách thỏa đáng đối với người di cư.
Người dân Trung Đông, Bắc Phi chắc hẳn không phải vì lý do kinh tế vì rằng, đã hàng trăm năm nay, sống cạnh những quốc gia giàu có họ đã không di cư ồ ạt như vậy. Các quốc gia Châu Âu đều đồng thanh đổ lỗi cho nạn "buôn người". Tuy nhiên, ai cũng nhận ra đấy chỉ là một ngụy biện, ai mua người và mua nhiều thế. Câu hỏi lớn: ĐÂU LÀ CĂN NGUYÊN CỦA THẢM HỌA ẤY? thì vẫn còn nguyên đó.
Vậy lý do thực chất là gì? Câu trả lời đấy là do chiến tranh, bất ổn chính trị. Nhiều năm trước, tuy không giàu có nhưng vẫn được yên ổn làm ăn. Còn bây giờ, nhà cửa tan nát, tính mạng bị đe dọa, sản xuất đình trệ, đói khát... Chiến tranh thì những nạn nhân đầu tiên chưa phải là những người lính mà là trẻ em, phụ nữ và người già, những người có sức tự bảo vệ kém cỏi nhất.
Vậy thì, chiến tranh, bất ổn đến từ đâu? Hãy thử điểm lại trong hơn hai thập kỷ gần đây bom đạn đã nổ ở đâu.
- Năm 1991, Liên Xô và khối XHCN Đông Âu sụp đổ, "chiến tranh lạnh" chưa kết thúc thì "chiến tranh nóng" đã bắt đầu. Sau khi Iraq đưa quân chiếm Kuwait, Mỹ và các nước thân Mỹ mở chiến dịch quân sự "Cáo sa mạc", đánh sập cơ bản tiềm lực của Iraq, đưa nước này từ một nước có thu nhập trung bình khá trở thành một nước nghèo.
- Năm 1999, lấy cớ có thảm họa nhân đạo ở Bosnia Herszegovina, Mỹ và NATO phát động chiến dịch không kích chống Nam Tư, khiến nước này chìm trong bom đạn, chia năm sẻ bảy và tụt xuống hàng nước cận nghèo ở Châu Âu.
- Năm 2001, lấy cớ trả đũa vụ khủng bố 11-9, Mỹ và đồng minh NATO phát động chiến dịch "Tự do bền vững" tìm diệt bộ máy Al Qaeda ở Afghanistan. Đã có khoảng 100.000 quân từ 48 nước, trong đó có 60.000 quân Mỹ rầm rập tiến vào Afghanistan, khiến đất nước vừa ra khỏi chiến tranh chưa bao lâu tiếp tục điêu tàn, nghèo đói hơn.
- Năm 2003, với cái cớ giả tạo "chính quyền Iraq tàng trữ và sử dụng vũ khí hóa học", Mỹ phát động chiến dịch "Bão táo sa mạc", đưa hơn 160.000 quân vào lật đổ chính quyền hợp pháp, hợp hiến ở Iraq, treo cổ tổng thống Saddam Hussen, làm cho đất nước này đã nghèo đói lại càng nghèo đói thêm.
– Năm 2011, sau khi dựng lên một lực lượng chống đối, Mỹ đã bắn hàng loạt tên lửa hành trình và chỉ huy một chiến dịch quân sự quốc tế với sự góp mặt của Anh, Pháp hỗ trợ lực lượng nổi dậy lật đổ chế độ, bắt và bắn chết Tổng thống hợp hiến Gaddafi ở Lybia. Sau chiến dịch tàn phá đất nước giàu có ấy, hơn 20 năm nay nội chiến chưa bao giờ kết thúc, dân chúng điêu linh.
Song song với các cuộc chiến tranh nóng, chính giới Mỹ và EU bằng các cơ quan đặc biệt của nó như CIA, DIA, các tổ chức phi chính phủ (NGO) trá hình đã mở nhiều chiến dịch kích động biểu tình, bạo loạn, tạo nên ở những khu vực này những "Mùa xuân A Rập" đẫm máu. Một trong những kịch bản đặc sắc được Mỹ và EU đem ra thực hiện ở Syria, Ukraina dù chưa đến được hồi kết nhưng cũng đủ để đẩy vài triệu người dân các nước này cũng như người dân Iraq trở thành những nạn nhân của chiến tranh.
Đó chính là những căn nguyên sâu xa nhất tạo nên làn sóng di cư khổng lồ của người tị nạn Bắc Phi và Trung Đông vào Châu Âu trong suốt hơn nửa năm vừa qua. Một lần nữa, thủ phạm không ai khác, chính là Mỹ và EU.
Gậy ông đập lưng ông, đừng vội hý hửng vì tậu được một lực lượng lao động trẻ. Nước Mỹ thì làm như vô can và ở xa. Còn những tiềm ẩn về khủng bố, xung đột chủng tộc, tín ngưỡng, đói khổ hiện hữu sẽ đẩy EU vào thế tiến thoái lưỡng nan.
Hỡi các nhà "dân chủ" sao không lên tiếng lên án những kẻ đã tạo nên thảm cảnh ấy đi. Sao các người im lặng thế? Hay là các người cũng vì miếng ăn những kẻ đó bố thí cho mà ngậm mồm, chỉ cao giọng xỉ vã dân tộc mình.
Nguồn: Mõ làng.
Mời bình