Tâm Ngôn
Vừa qua trang mạng lá ngón danlambao cũng như trang Dân Làm Báo VN trên Facebook có đăng tải bài viết “70 năm nhìn lại - Từ Bảo Đại đến Hồ Chí Minh: Hai bản tuyên ngôn độc lập” nhằm mục đích xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc giá trị, ý nghĩa to lớn của bản Tuyên ngôn độc lập mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử trước toàn thể nhân dân trên cả nước.
Trang mạng lá ngón này dẫn ra rằng lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam thế kỷ hai mươi ngoài bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì còn một bản nữa của Cựu Hoàng Bảo Đại đã được công bố ngày 11/3/1945 khi mà Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương. Đây có đúng là một bản “tuyên ngôn độc lập” theo đúng nghĩa? Và nước Việt Nam có thật sự độc lập sau cái gọi là tuyên ngôn này?
Chính xác là không, không hề có một cái gì gọi là bản tuyên ngôn độc lập mà cựu hoàng Bảo Đại đã công bố vào ngày 11/3/1945. Thực chất của cái gọi là tuyên bố độc lập này chỉ là sự tuyên bố độc lập khỏi nước Pháp nhưng lại là một nước Việt Nam nô lệ của đế quốc Nhật và độc lập theo sự chỉ đạo của đế quốc Nhật.
Trong bản tuyên bố độc lập đó viết “chính phủ Việt Nam tuyên bố từ ngày này điều ước bảo hộ với nước Pháp bãi bỏ và nước Nam khôi phục quyền độc lập” tuy nhiên, “Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập và theo như lời tuyên ngôn chung của Đại Đông Á, đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vương chung.” Như vậy, nước Việt Nam sẽ gia nhập Đại Đông Á để tạo thịnh vượng chung. Vậy Đại Đông Á là cái gì? Đại Đông Á hay nói cách khác là Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á, bao gồm Nhật Bản, Mãn Châu quốc, Trung Quốc, và một phần Đông Nam Á, thực chất chỉ là khẩu hiệu và khái niệm được dùng để biện hộ cho sự xâm lược của Nhật Bản tại Đông Á từ thập niên 1930 cho đến hết Đệ nhị thế chiến. Và nó được xem là bức bình phong cho sự quản lý của người Nhật tại các quốc gia chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới II, trong đó chính quyền bù nhìn phải vận động người dân và nền kinh tế trong nước phục vụ cho lợi ích của Đế quốc Nhật Bản. Có thể thấy rằng thông qua tuyên bố của Cựu hoàng Bảo Đại thì đất nước Việt Nam tuyên bố tách ra khỏi Pháp và chính thức là nô lệ cho Đế quốc Nhật Bản. Cựu hoàng Bảo Đại là người hiểu rõ điều này nhất nhưng không thể làm gì khác được. Bởi chính người Nhật lúc đó đã thành lập ra chính phủ Việt Nam do quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu với thủ tướng là Trần Trọng Kim và chính phủ này hoàn toàn không có thực quyền khi tài chính và nhân lực đều do quân Nhật nắm giữ.
Bảo Đại lúc này giống như là một con rối của Đế quốc Nhật Bản cho dù ông ta không muốn. Khi nhà sử học trẻ Fédéric Mitterand phỏng vấn ông trước khi ông qua đời về việc người Nhật yêu cầu ông tuyên bố độc lập, Cựu hoàng Bảo Đại cho biết: “Trước hết, tôi nghi ngờ vì không biết nền độc lập này có giá trị đến mức nào” và khi ông kí tuyên bố độc lập, ông hỏi Đại sứ Nhật: “Có vấn đề trao đổi gì không?”. Vị đại sứ này trả lời: “Không, chúng tôi không đòi hỏi ngài bất cứ một điều gì; chúng tôi giải phóng quý quốc; có thế thôi”. Sau tuyên bố đó, Việt Nam chính thức dưới quyền kiểm soát của người Nhật và phải phục vụ cho nhu cầu chiến tranh của Nhật Bản. Điều đó đã dẫn đến việc người Nhật tiến hành trưng thu lúa gạo, bắt người dân phá lúa trồng đay, châm ngòi cho nạn đói Ất Dậu năm 1945 làm hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.
Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân Việt Nam đứng lên giành chính quyền về tay mình và “Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”. Lúc này với chiếu thoái vị vua Bảo Đại dõng dạc tuyên bố “Trẫm thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ”. Tóm lại, không hề có một cái gì gọi là tuyên ngôn độc lập của Cựu hoàng Bảo Đại, thực chất bài viết của đám lá ngón danlambao chỉ nhằm mục đích xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc công cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng.
Nguồn: FB Việt Nam Trong Tim Tôi
Mời bình