CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ QUA SỰ “NHÀO NẶN” CỦA CÁC NHÀ “DÂN CHỦ”
Rận chúa 18 tháng 9, 2015 Mời bìnhTâm Ngôn
Mới đây, ngày 15-9-2015, Tòa án nhân dân huyện Thạnh Hóa (Long An) mở phiên tòa xét xử sơ thẩm về tội “Chống người thi hành công vụ”, “Cố ý gây thương tích” đối với các bị cáo trong vụ việc liên quan đến cưỡng chế đất trong dự án đê bao tại thị trấn Thạnh Hóa (Thạnh Hóa - Long An).
Ngay lập tức các “lều báo” như RFA, DanLamBao, Boxit… đã đăng tải nhiều bài viết xuyên tạc, bóp méo thông tin về việc thực thi pháp luật của cơ quan chức năng với các luận điệu kiểu “tòa án cộng sản trả thù 12 dân oan chống cướp đất” hay “phiên tòa xét xử 12 dân oan chống cường quyền”. Lâu nay, các nhà zân chủ vẫn luôn lợi dụng các vụ việc về đất đai, đặc biệt là tranh chấp, khiếu kiện để tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ chính quyền, bóp méo sự thật, kích động người dân nhằm gây ra các vụ việc phức tạp về an ninh trật tự, phá hoại khối đại đoàn kết trong nội bộ nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền. Chúng luôn đánh vào tâm lý nhẹ dạ cả tin, thiếu am hiểu về pháp luật để “giả nhân, giả nghĩa” giúp đỡ nhưng thực chất là lôi kéo, kích động người dân bất hợp tác, chống lại việc thực thi pháp luật của chính quyền một cách mù quáng.
Liên quan đến vụ việc này, xin điểm lại một số thông tin để mọi người có thể hình dung và có cái nhìn thấu đáo hơn. Năm 2007, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An thực hiện dự án đê bao cặp Dương Văn Dương - sông Vàm Cỏ Tây với chiều dài 500m. Trong đó, tổng diện tích đất thu hồi để phục vụ dự án là 11.427,2 m2, ảnh hưởng đến 109 hộ dân và 1 tổ chức. Thực hiện nhiệm vụ được giao, UBND huyện Thạnh Hóa (Long An) đã tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng để triển khai dự án. Đến năm 2012, đã có 106 hộ dân bàn giao đất trong diện thu hồi của dự án. Tuy nhiên, chỉ còn 3 hộ dân là ông Nguyễn Trung Can, Nguyễn Trung Tài và Nguyễn Thị Nhanh chưa chấp nhận đền bù và không giao mặt bằng cho dự án mặc dù chính quyền đã nhiều lần tổ chức vận động, giải thích. Chính vì vậy, ngày 13/4/2015, UBND huyện Thạnh Hóa ra quyết định định cưỡng chế đối với 03 hộ dân này để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. Để chống lại quyết định cưỡng chế này, Mai Thị Kim Hương, Nguyễn Trung Tài, Nguyễn Trung Can đã bàn bạc, chuẩn bị hung khí đối phó với lực lượng thực hiện cưỡng chế. Ngày 14/4/2015, khi lực lượng chức năng đến vận động các hộ dân trên chấp hành quyết định cưỡng chế thì 3 đối tượng này cùng với các thân nhân trong gia đình đã sử dụng các công cụ chuẩn bị trước đó như xăng, bình gas, bình oxy, axit, dao, kéo… để tấn công vào đoàn cưỡng chế làm 15 cán bộ, chiến sỹ Công an bị thương.
Rõ ràng, dự án đê bao chống lũ do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An thực hiện tại huyện Thạnh Hóa là dự án dân sinh nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế những thiệt hại cho người dân trong vùng bị lũ lụt. Chính vì vậy, khi chính quyền tổ chức tuyên truyền, vận động, các hộ dân đã hiểu rõ được sự cần thiết và ý nghĩa của dự án đê bao đối với đời sống sinh hoạt của người dân và tự giác chấp hành các quyết định thu hồi đất, tháo dỡ nhà và các công trình trên đất để phục vụ việc thi công dự án. Hơn nữa, quy trình tiến hành bồi thường giải phóng mặt bằng đều được thực hiện công khai, minh bạc, theo đúng quy định của pháp luật và có sự tham gia của nhiều cơ quan, ban ngành cũng như các hộ dân chịu ảnh hưởng trực tiếp của dự án. Mặc dù vậy, chỉ có 03 hộ dân là Nguyễn Trung Can, Nguyễn Trung Tài và Nguyễn Thị Nhanh lúc đầu đã chấp nhận di dời, giao mặt bằng nhưng sau đó lại quay lại dựng lều không cho thi công, khiếu nại không đồng ý với mức bồi thường. Mặc dù đã được chính quyền tuyên truyền, vận động, giải thích rất nhiều lần nhưng các hộ dân trên vẫn kiên quyết không bàn giao mặt bằng để thi công dự án mà chính họ cũng là người được hưởng lợi ích khi công trình này khi nó được hoàn thành.
Việc các 03 hộ dân trên sử dụng công cụ có tính sát thương cao tấn công vào lực lượng chức năng nhằm chống lại quyết định cưỡng chế dù ban đầu lực lượng chức năng vẫn cố gắng vận động thuyết phục là hành vi vi phạm pháp luật mang tính cố ý, có sự bàn bạc, thống nhất và chuẩn bị từ trước. Việc khởi tố, xét xử các đối tượng có hành vi trên được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật là nhằm đảm bảo trật tự, kỷ cương, tính nghiêm minh của pháp luật. Trước phiên tòa các bị cáo đều nhận thức được và thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình.
Thế nhưng, khi phiên tòa xét xử vụ án về tội “chống người thi hành công vụ”, “cố ý gây thương tích” diễn ra, các “lều báo” lại xuyên tạc đủ kiểu, bóp méo sự thật cho rằng chính quyền trả thù dân oan chống lại cường quyền. Đây là chiêu bài mà các nhà dân chủ tự xưng luôn sử dụng để bôi nhọ, hạ uy tín của Đảng, Nhà nước ta, vu cáo Nhà nước vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp người dân. Mục đích của chúng là thông qua các vụ việc như trên để tung hỏa mù, kích động vào tâm lý và sự thiếu hiểu biết của người dân, chia rẽ khối đoàn kết trong nội bộ nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền. Thông qua đó nhằm tạo ra nhân tố làm phức tạp tình hình an ninh, trật tự, phá hoại sự ổn định, phát triển của đất nước nhằm tạo ra thời cơ thuận lợi để thực hiện các âm mưu chính trị của bọn phản động lưu vong, các thế lực thù địch.
Nguồn: FB Việt Nam Trong Tim Tôi
Mời bình