SỰ THẬT VỀ MỘT NHÀ BÁO BỊ THU THẺ

Rận chúa 7 tháng 9, 2015 Mời bình
SỰ THẬT VỀ MỘT NHÀ BÁO BỊ THU THẺ
Cư dân mạng đang rộn ràng bàn tán về chuyện nhà báo Đỗ Hùng, nguyên phó tổng thư kì tòa soạn báo Thanh niên điện tử vừa bị thu hồi thẻ nhá báo. Nội dung cũng xoay quanh tại sao phóng viên một tờ báo lớn như Thanh Niên, lại giữ tới chức vụ ấy mà lại bị thu thẻ. Đáng chú ý, nhiều trang mạng thiếu thiện chí với Nhà nước Việt Nam đã ngay lập tức nhảy vào xuyên tạc bản chất vụ việc. Luận điệu phổ biến của họ là:
Phóng viên Đỗ Hùng bị thu thẻ vì một status trên facebook cá nhân giễu cợt ngày quốc khánh và xúc phạm chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp

Bộ Thông tin và Truyền thông thu hồi thẻ nhà báo của Đỗ Hùng là vi phạm quyền tự do báo chí, tước đoạt việc hành nghề báo chí của phóng viên Đỗ Hùng.

Liên quan sự việc này cần thống nhất nhanh mấy điểm:
Thứ nhất, ông Đỗ Hùng đúng là bị thu hồi thẻ nhà báo nhưng không phải vì một status trên facebook cá nhân liên quan tới ngày quốc khánh mà do ông này đã bị báo Thanh Niên kỷ luật, miễn nhiệm chức phó tổng thư lý tòa soạn báo Thanh niên điện tử.

Thứ hai, một lý do khác là Đỗ Hùng không đảm bảo được đạo đức, tư cách của một nhà báo. Trong quá trình công tác, Đỗ Hùng đã có nhiều sai phạm liên quan tới hoạt động chuyên môn. Đặc biệt, trên blog và facebook cá nhân, Đỗ Hùng thường xuyên có những lời nói, phát ngôn sai lệch, xuyên tạc lịch sử, thể hiện cái nhìn lệch lạc và nhãn quan chính trị non kém không đúng với đạo đức, tư cách của một nhà báo cách mạng mà dòng status trước thềm ngày 2/9 vừa qua chỉ là một trong rất nhiều minh chứng. Các bạn hãy tìm thêm các bài viết về Đỗ Hùng trên các trang blog Đôi mắt, Google Tiên Lãng, Loa phường, Cương đại tá… sẽ biết rõ hơn điều này.

Thứ ba, việc thu hồi thẻ nhà báo của ông Đỗ Hùng cũng không phải là sự vi phạm quyền tự do báo chí, tước đoạt quyền hành nghề báo chí của Đỗ Hùng. Thẻ nhà báo bản chất là một thủ tục hành chính để được hưởng một số quyền lợi hành chính chứ quyền làm báo chưa hề bị xâm phạm. Đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Trong tòa báo, không phải tất cả đều được cấp thẻ nhà báo, không có điều khoản nào cấm người không có thẻ nhà báo không được hành nghề báo (tòa báo hoàn toàn có thể đăng bài báo của người không được cấp thẻ hành nghề). Đây là một sự xuyên tạc trắng trợn nhằm tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam. Tất nhiên việc Đỗ Hùng có được tiếp tục hoạt động báo chí hay không còn phụ thuộc vào thái độ của anh ta đối với các sai phạm của mình như thế nào. Anh ta có chịu thừa nhận sai phạm và chịu sửa sai hay không. Sẽ không một cơ quan báo chí nào nhận lời cộng tác với một người mà non kém về chuyên môn và suy đồi về nhân cách.
Rõ ràng, đối với sự việc của phóng viên Đỗ Hùng, không có gì để phải làm to chuyện. Suy cho cùng đó cũng chỉ là câu chuyện một nhà báo suy thoái, không đảm bảo tiêu chuẩn của một nhà báo nên các cơ quan chức năng phải xử lý để đảm bảo sự trong sạch lành mạnh của làng báo chí Việt Nam mà thôi.

P/s: Nếu làm to chuyện ra và Nhà nước Việt Nam mà mạnh tay như Campuchia (bắt giam ông nghị sỹ đảng CNPR về tội "phản quốc" vì dám xuyên tạc biên giới cắm mốc VN-CPC) thì Đỗ Hùng còn có thể bị xử lý về tội theo Điều 88, Điều 258 Bộ luật hình sự hoặc thấp hơn là Nghị định 174/2013/NĐ-CP về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện” về các hành vi xuyên tạc sự thật lịch sử, xúc phạm anh hùng dân tộc của mình.

Viễn,
Nguồn: Việt Nam trong tim tôi

Mời bình