LẠI NÓI VỀ NHÂN QUYỀN Ở NƯỚC MỸ

Rận chúa 22 tháng 9, 2015 Mời bình
LẠI NÓI VỀ NHÂN QUYỀN Ở NƯỚC MỸ

Việt Nguyễn
Lâu nay, người Mỹ vẫn luôn tự hào về nhân quyền ở nước Mỹ, họ luôn tìm cách quảng bá, xuất khẩu giá trị dân chủ, nhân quyền Mỹ ra toàn thế giới, đồng thời cũng luôn coi mình là “thẩm phán nhân quyền thế giới”, cho mình cái quyền phán xét, đánh giá về tình hình nhân quyền ở các quốc gia trên thế giới.


Hằng năm, Bộ Ngoại giao Mỹ thường ra bản báo cáo về tình hình nhân quyền ở các quốc gia trên thế giới, trong đó lên án, vu cáo tình trạng vi phạm nhân quyền ở một số nước, cho rằng một số nước vẫn còn vi phạm dân chủ, nhân quyền nghiêm trọng, vẫn còn đàn áp tôn giáo, đàn áp những người bất đồng chính kiến…

Thế nhưng, người Mỹ đã thực sự hiểu hay giám thẳng thắn nhìn vào sự thật về tình hình nhân quyền đang diễn ra trên chính nước Mỹ hay chưa? Đó là câu hỏi thực sự khó với không ít người Mỹ. Tình trạng phân biệt chủng tộc, mâu thuẫn sắc tộc ở Mỹ đã thực sự được giải quyết? Tình trạng bắt người vô cớ của cảnh sát, tình trạng bạo lực, dùng súng tràn lan đe dọa đến tính mạng của người khác đã được kiểm soát? Tình trạng bạo hành tù nhân trong các nhà tù do Mỹ quản lý đã được ngăn chặn?

Câu trả lời là chưa, thậm chí còn có dấu hiệu nghiêm trọng và phức tạp hơn.
Mới đây, vào ngày hôm qua (16/9), 4 cảnh sát và một số giáo viên trường Trung học MacArthur ở TP Irving, bang Texas đã bất ngờ lôi cậu bé Ahmed (14 tuổi, học sinh của trường) ra ngoài lấy vân tay và còng tay thẩm vấn. Họ còn định đưa Ahmed tới nhà giam dành cho trẻ vị thành niên chỉ vì cậu bé mang một chiếc đồng hồ do cậu tự chế vào lớp học khiến co giáo nghi ngờ đó là một “quả bom tự chế”.

Theo đài BBC (Anh), Ahmed cho biết cậu mày mò chế tạo chiếc đồng hồ ở nhà rồi mang đến lớp cho giáo viên kỹ thuật của mình xem. Tuy nhiên, lúc để trong lớp, chiếc đồng hồ phát ra tiếng bíp và cô giáo đứng lớp vội vàng báo Ban giám hiệu nhà trường để gọi cảnh sát vì tưởng nó là một quả bom.

Sự việc nhanh chóng khiến dư luận Mỹ, cộng đồng thế giới dậy sóng và được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên các trang mạng xã hội. Rất nhiều ý kiến cho rằng cậu bé 14 tuổi này bị đối xử không công bằng vì cha cậu là người Hồi giáo. Ahmed đã bị cảnh sát còng tay và tạm giam trong khi chưa kịp giải thích, ngay cả sau khi đã giải thích cậu bé vẫn bị cảnh sát buộc tội cố tình đe dọa và gây hoảng loạn.

Dư luận đặt câu hỏi nếu cậu bé Ahmed là người da trắng, bố cậu bé không theo đạo Hồi thì cậu bé có bị phân biệt, đối xử như vậy? Tại sao trong khi chưa làm rõ đây có phải là một quả bom hay không mà cảnh sát đã còng tay một cậu bé còn đang là học sinh? Phải chăng pháp luật Mỹ cho phép cảnh sát làm như vậy? Nhân quyền ở Mỹ thực tế là thế này sao?...
Mặc dù đã được trả tự do nhưng cậu bé vẫn còn hoảng loạn, trong khi cảnh sát vẫn không đưa ra bất kỳ một lời xin lỗi nào đối với cậu bé và gia đình của Ahmed. Điều đó khiến dư luận thực sự bất bình và quan ngại trước tình trạng phân biệt chủng tộc đang diễn ra ở Mỹ.

Thế mà mới cách đây ít hôm, tại một cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc, bà Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Samantha Power còn mạnh miệng kêu gọi và thúc giục các tổ chức, các nhà báo, các nhà hoạt động trên khắp thế giới cùng lên tiếng kêu gọi trả tự do cho 20 “tù nhân lương tâm” (20 người phụ nữ mà Mỹ cho là “đấu tranh cho nhân quyền” đang bị cầm tù) trên thế giới (chiến dịch “‪#‎Free‬ The 20”).

Không những vậy, bà Samantha Power còn lớn tiếng gọi 20 người này là những người “can đảm thực thi quyền con người”, bị “nhà cầm quyền sở tại giam cầm vô lý”. Đồng thời, bà Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc cũng không quên gửi đi thông điệp “Chúng tôi không hề quên các bạn. Chúng tôi sẽ tiếp tục áp lực chính phủ sở tại để trả tự do cho các bạn” đến 20 người này và những người mà bà ta gọi là “tù nhân lương tâm” trên khắp thế giới.
Bà Samantha Power tự cho mình cái quyền can thiệp vào vấn đề nhân quyền ở các nước trên thế giới, tự cho rằng nước Mỹ là nhân quyền thực sự, là có quyền áp đặt nhân quyền lên các nước khác. Thế nhưng khi chứng kiến sự việc này xảy ra ngay tại nước Mỹ không biết bà Đại sứ Samantha Power sẽ nghĩ gì đây? Bà ta đang ở đâu?
Liệu bà ta còn cao giọng nữa hay không hay đang cảm thấy thực sự quan ngại đối với tình trạng nhân quyền đang diễn ra ngay tại nước Mỹ?

Nguồn: FB Việt Nam thời báo

Mời bình