Nhận diện những kẻ cơ hội chính trị

Rận chúa 20 tháng 10, 2014 Mời bình


Trong các đòn tấn công phá hoại về mặt tư tưởng, đả kích, bôi nhọ các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngoài các thế lực thù địch ra, thì các phần tử cơ hội chính trị trong nước mới là những kẻ hăng hái, ráo riết. Họ phát biểu công khai, phát tán tài liệu, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, đưa lên mạng Internet những quan điểm sai trái hòng làm tan rã lòng tin, gây chia rẽ nội bộ dân tộc, nhất là chia rẻ giữa Đảng và Nhân dân.

Nhiều người không khỏi băn khoăn, tại sao trong số họ có cả những cán bộ, đảng viên đã theo Đảng từ lúc còn hoạt động bí mật, đã tham gia cac cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, công lao to lớn bỗng nhiên trở thành người công kích vào đường lối của đảng mạnh mẽ như kiểu Lê Hiếu Đằng, Nguyên Ngọc, Huỳnh Tấn Mẫm... Cùng với đó là một số có học hàm, học vị hẳn hoi được nhà nước đào tạo bỗng dưng trở giáo, kiểu như Phạm Chí Dũng, Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện… Vậy hiện tượng đó diễn ra theo quy luật nào? Vậy họ là ai? Họ từ đâu ra? Có thật họ là những phần tử cơ hội chính trị hay không? Cơ hội chính trị là gì?

Thực ra, hiện tượng cơ hội chính trị đã xuất hiện từ khi lịch sử loài người phân chia giai cấp. trong xã hội phong kiến, bên cạnh những minh quân và quan lại thanh liêm chính trực, thường xuyên xuất hiện những người giành quyền lực bằng những thủ đoạn không chính đáng: bên ngoài họ tỏ ra là trung quân ái quốc, nhưng trong hành động họ là người phản bội, phá hoại lợi ích của dân tộc, cộng đồng.

Khi chủ nghĩa Mác ra đời, được truyền bá trong giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở châu Âu và sau đó trên toàn thế giới, thì cũng xuất hiện chủ nghĩa cơ hội (Opportunism). Họ xây dựng một hệ thống lý luận mới núp dưới chiêu bài phát triển học thuyết cách mạng của Mác, áp dụng vào điều kiện lịch sử cụ thể của châu Âu, nhưng thực chất là đi tìm con đường khác, chống lại học thuyết cách mạng của Mác, thực hiện chủ trưởng cải lương. Kết quả của trào lưu tư tưởng đó là sự cải biến tổ chức của những người cộng sản thành Đệ nhị quốc tế do Becstanh và Cauxki lãnh đạo.

Ngoài chủ nghĩa cơ hội có cả hệ thống lý luận và tổ chức, trong phong trào cộng sản quốc tế còn xuất hiện những phần tử cơ hội chính trị. Họ không nêu ra hệ thống lý luận học thuyết, mà chỉ hành động, bề ngoài là chống chủ nghĩa tư bản, chống đế quốc nhưng thực chất là ủng hộ chủ nghĩa tư bản, làm tay sai cho đế quốc phá hoại đất nước. Những phần tử như vậy, như một loạt các nhân vật bung xung kiểu Chênh, Đằng, A, Diện, Thụy, Ngọc, Vinh, Đào… chỉ là một mớ cơ hội dốt nát về mặt lý luận nhưng lại giàu có về các thủ đoạn.

Trong quá trình đổi mới ở nước ta, trước những thắng lợi to lớn của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, xã hội đã có những bước phát triển mới. Đời sống của nhân dân rõ rang là đã được nâng cao. An sinh xã hội được đảm bảo, nhiều chính sách vì dân đã được ban bố và thực hiện. Tuy nhiên, cũng đã có những sai lầm, vấp váp làm gia tăng những mâu thuẫn, bức xúc trong dân chúng. Trước bối cảnh đó, đã xuất hiện những phần tử cơ hội chính trị. Chúng chỉ ngồi đó vạch lá tìm sâu hoặc nói theo những khuyết điểm mà Đảng, Nhà nước đã chỉ ra, thổi phồng thêm lên hoặc công kích cụ thể vào một nhóm, một vài cá nhân nào đó để đổ lửa thêm dầu vào dân chúng hòng gây bạo loạn và họ là thủ lĩnh.

Vậy tính cơ hội chính trị của họ được thể hiện như thế nào vậy? Có thể khái quát mấy đặc điểm sau đây, được tổng kết thông qua hoạt động của các nhóm người lội ngược dòng trong các tổ chức tự xưng “Xã hội dân sự” như sau:

Thứ nhất, về thái độ chính trị họ không theo một đường lối rõ rệt, không có chinh kiến hẳn hoi, có thể ngả bên này hay bên nọ để mưu lợi trước mắt. Khi thấy các nước phương tây lấy cớ nhân quyền, dân chủ để o ép Việt Nam thì họ cũng hô hào nhân quyền, dân chủ, hăng hái cử người ra nước ngoài để cản trở, vận động nước ngoài đừng ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam. Ngu ý của họ là bao vây, cấm vận làm cho cuộc sống trong nước điêu linh, dân chúng loạn lạc để họ đục nước béo cò kiểu cách mạng Cam, cách mạng Xanh, cánh mạng Hoa nhài… gây cảnh nồi da xáo thịt. Còn họ sẽ là người nắm chính quyền với sự chống lưng của ông chủ tư bản. Khi thấy phong trào, khí thế toàn dân lên án, chống Trung Quốc xâm lấn biển Đông thì họ cũng làm ra vẻ vì nước, ngả về nhân dân hô hào chống Tàu. Nhưng cái kiểu chống Tàu của họ là chửi bới Đảng, Nhà nước Việt Nam cam chịu, lép vế, nhu nhược, làm tay sai cho Trung Quốc trong lúc từ các nguyên thủ quốc gia đến người chiến sỹ ngoài biển khơi đều tỏ rõ một ý chí kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của đất nước.

Thứ hai, dù nấp dưới chiêu bài nào thì họ cũng đều biểu lộ chung một thái độ thù địch với chủ nghĩa Mác Lênin. Họ có thể là cơ hội“hữu khuynh”: sùng bái phong trào tự phát, từ bỏ cách mạng xã hội chủ nghĩa, phủ nhận vai trò giai cấp. Hoặc là, cơ hội “tả khuynh”kết hợp hỗn tạp những phương thức cách mạng cực đoan và phiêu lưu, dựa trên cơ sở những quan niệm duy ý chí về sức mạnh tuyệt đối của bạo lực.

Cơ hội hữu khuynh và tả khuynh bề ngoài có vể đối lập nhau, song chúng đều giống nhau ở thủ đoạn khi cách mạng thuận lợi thì họ tỏ ra rất “cấp tiến”, khi cách mạng gặp khó khăn thì họ thoái lui, thoả hiệp, công kích vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ tự nhận là những người “tâm huyết” vì dân tộc, họ đã chiến đấu, hiến dâng sự hy sinh bản thân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Họ cũng là những người muốn đổi mới triệt để, “trọn vẹn”, chứ không đổi mới nửa vời. Song đổi mới theo hướng nào thì họ lại đưa ra những nhận xét mập mờ: “đổi mơi không cần sự lãnh đạo của Đảng hoặc xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng”. Họ dẫn ra: “…Hãy thử xem quanh ta: Đài Loan, Đại Hàn, Singapore và thêm nữa Thái Lan và Malaixia. Mấy nước này có do chủ nghĩa Mác- Lênin hướng dẫn hay không? Họ có cần một Đảng cộng sản lãnh đao tuyệt đối và theo chủ nghĩa xã hội hay không” Không cần chứng minh một cách có lý lẽ. Họ đưa ra những nhận định võ đoán “Đảng cai trị phải nhận thức sự kém cỏi, bất lực của mình mà tự đổi mới”; “chấp nhận một thế hệ dân chủ phù hợp với thông lệ dân chủ của thế giới”. Rồi họ kết luận, Đảng Cộng sản Việt Nam có tội với dân tộc.

Trước, trong và sau thời gian tiến hành Đại hội Đảng lần thứ XI và bầu cử đại biểu quốc hội khoá XIII, số đối tượng cơ hội chính trị, chống đối có nhiều hoạt động hung hăng, thách thức hơn trước. Họ cho rằng, “thời cơ đã đến” nên ráo riết thực hiện “công khai hoá, hợp pháp hoá, quốc tế hoá” các tổ chức hoạt động chống đối, đòi đa nguyên, đa đảng, lập nhà xuất bản và ra báo chí tư nhân, tăng cường tuyên truyền, tán phát các tài liệu vu cáo, chia rẽ, gây nghi ngờ nội bộ ta, kích động chống đối về đường lối, quan điểm, tìm cách hình thành tổ chức chính trị đối lập, tạo thế đối trọng với Đảng cộng sản Việt Nam. Họ đã ra tuyên ngôn: “Việc ra đời tổ chức công khai là một bước đột phá”. Họ đả kích vào chủ nghĩa Mác- Lênin, xuyên tạc lịch sử, đòi lật lại một số vụ án, bịa đặt ra cái gọi là phe“cải cách”, phe “bảo thủ” đánh nhau để giành quyền lực.

Ở nước ta, nét đặc thù của tư tưởng cơ hội chính trị là nó thường gắn liền với chủ nghĩa cá nhân, với động cơ bất mãn cá nhân, kiêu ngạo, không tôn trọng tổ chức coi thường tập thể, đi tới bài xích đường lối của Đảng. Có trường hợp chống đối về tư tưởng đi tới hoạt động bè phái, chống đối có tổ chức. Nếu làm một thống kê nhỏ thì thấy hầu hết những người có tên trong các tổ chức tự xưng là “xã hội dân sự” hiện nay đều có những dấu hiệu đó cả. Họ không là bất mãn vì lí do kinh tế, thu nhập cá nhân thì cũng vì thất sủng trên đường hoạn lộ, hoặc là tư thù vì bị tù tội bởi chống đối nhà nước nhân dân…

Cũng có thể thấy rõ tư tưởng cơ hội chính trị ở nước ta không có gì là “sáng tạo”. Chẳng qua là “nhai lại” những luận điệu của nước ngoài, một thứ chủ nghĩa giáo điều cũ hoặc mới. Thế nhưng, những luận điệu nhắc lại được các phương tiện thông tin đại chúng phương Tây tâng bốc, thổi phồng lên như là những “phát hiện” ghê gớm, những người dũng cảm dám nêu ra cái mới.

Ở nước ta, cũng có thể thấy rất rõ các nhóm, các cá nhân cơ hội chính trị hoạt động đều dựa vào nguồn tài trợ của nước ngoài thông qua các quỹ trá hình tài trợ cho hoạt động dân chủ. Có thể dễ dàng nhìn thấy những kẻ to mồm đấu tranh “dân chủ, nhân quyền” hiện tại ở Việt Nam đều là những kẻ vô công rồi nghề, nếu không có nguồn tiền tài trợ từ nước ngoài là chết. Vậy nên họ cố quẫy đạp, rùm beng để cố chứng minh về sự tồn tại của mình nhằm kiếm tài trợ mà thôi. Những kẻ ở nước ngoài và những kẻ trong nước đều thừa biết mấy cái tổ chức dân sự cùng với đám nhân sự nhầy nhụa về nhân cách ấy chẳng lừa được ai, chẳng chiêu mộ được người tử tế đứng dưới trướng chúng, nhưng khốn thay, nếu không làm vậy thì không có tài trợ. Vì vậy mà chỉ trong vài tháng chúng lập ra hơn chục tổ chức. Cái này ra đời chưa biết làm gì đã bị lãng quên thì lại thấy ra đời cái khác, cái nào cũng có danh xưng rất kêu, nào là Xã hội dân sự, Văn đoàn độc lập, Nhà báo độc lập, Công đoàn độc lập... Tất cả chúng đều nói một luận điệu giống nhau là không nhận tiền tài trợ nước ngoài, chỉ đến khi chạy ra nước ngoài rồi mới công khai công nhận.

Ngày nay, tăng cường cuộc đấu tranh đẩy lùi và khắc phục tư tưởng cơ hội với mọi biểu hiện của nó là vấn đề đang đặt ra một cách cấp thiết. Cuộc đấu tranh chống tư tưởng cơ hội phải gắn liền với cuộc đấu tranh kiên quyết đập tan các luận điệu thù địch xảo trá mưu toan xoá bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên tạc chủ nghĩa xã hội và vai trò lãnh đạo của Đảng, cổ vũ “dân chủ, nhân quyền” tư sản. Trong cuộc đấu tranh này, không lúc nào được phép buông lỏng đấu tranh, vạch trần bản chất sai trái, nguy hại của chủ nghĩa cơ hội, xét lại, chủ nghĩa giáo điều cũ và mới, của mọi biểu hiện mơ hồ, dao động về chính trị cũng như lối sống cơ hội thực dụng./.

Mời bình