Hải Điếu cày: ra đi vì một giấc mơ Mĩ

Rận chúa 22 tháng 10, 2014 Mời bình
Thông tin về việc Nguyễn Văn Hải - tức Hải Điếu cày xuất cảnh sang Mỹ đã được lan đi với tốc độ chóng mặt. Điều đáng nói là việc ra đi của Hải đang được xem xét ở một khía cạnh khác ngoài tính tự nguyện của cá nhân này; một số Blogger như Trương Văn Dũng, Nguyễn Xuân Diện (Diện Ca trù) đang ra sức thông tin cho rằng: "Chính quyền VN buộc blogger Nguyễn Văn Hải - Điếu Cày đi tỵ nạn chính trị", "Theo 1 nguồn tin đáng tin cậy, hiện nay nhà cầm quyền việt nam đưa anh Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) ra sân bay Nội Bài để xuất cảnh".

Chị Dương Thị Tân (vợ cũ của anh Hải) có nhờ Trương Văn Dũng và các anh chị em ở Hà Nội đến sân bay Nội Bài để hỏi về việc đưa anh Hải ra nước ngoài. Chị cho biết việc chính quyền buộc anh Hải đi tỵ nạn chính trị không báo cho gia đình biết. Sau đó chị Tân xác nhận anh Hải đang lên máy bay" (FB của Trương Văn Dũng cho biết). Thực hư chuyện này ra sao xin được thông tin ngắn và nhanh như thế này.

1. Nguyễn Văn Hải đã có mặt tại Sân bay Nội Bài (Hà Nội) và hiện đã rời Việt Nam trên một chuyến bay của một hãng hàng không của Mỹ. Đón tiếp và giúp đỡ Hải làm các thủ tục cần thiết để xuất cảnh tại Sân bay Nội Bài có bà Jenifer Neidhart de Ortiz, Tham tán chính trị, ĐSQ Hoa Kỳ tại Hà Nội.

Qua theo dõi về thái độ Hải tại sân bay không có chuyện Hải phản đối chuyến đi này, suốt quá trình làm thủ tục cần thiết Hải giữ một thái độ im lặng được cho là cần thiết. Hải cũng đã từ chối trả lời phóng viên báo chí đang cố gắng tiếp cận thông tin về Hải trước khi xuất cảnh... Đây được cho là những chi tiết mâu thuẫn hoàn toàn với các cáo buộc nói trên của bạn bè và người thân Hải; nghĩa là nếu đây thực sự là một chuyến đi kiểu "cưỡng ép" thì Hải Điếu Cày sẽ không dễ dàng đồng ý đến vậy và sẽ không có chuyện Hải để yên cho những người đưa mình đi mà không có bất cứ một phản ứng nào. Xuất cảnh ra khỏi quốc gia thì phải có sự tiếp xúc của nơi bảo lãnh, phải ký vào những thủ tục phóng thích, thủ tục xuất cảnh, những cái đó phải có sự chấp thuận của Hải từ trước. Điều này đã giải thích tất cả.



Bà Jenifer Neidhart de Ortiz, Tham tán chính trị, ĐSQ Hoa Kỳ tại Hà Nội có mặt ở sân bay Nội Bài.


Nguyễn Văn Hải được cho là người mặt áo phông màu kem, đứng giữa người mặc áo xanh và áo đỏ, hàng đầu tiên.

Cách đây độ một tháng trên các trang mạng xuất hiện thông tin (từ Nguyễn Trí Dũng - con trai Hải Điếu Cày) về việc hoàn thành các khoản án phí để xem xét. Trại giam Số 6 - Bộ Công an (Thanh Chương, Nghệ An) yêu cầu Hải viết đơn xin ân xá để thuộc diện được xét Đặc xá nhân dịp 2.09.2014 nhưng gia đình Hải đã từ chối. Và đương nhiên, Trại giam số 6 đã chiểu theo luật và Hải đã không thuộc diện đặc xá. Điều này cho thấy sự cứng đầu và thái độ bất chấp, cố tình hiểu sai bản chất vấn đề của Hải và gia đình. Cho nên, nếu có một chuyến đi như được thông tin - "cưỡng ép", "tỵ nạn chính trị" thì liệu Hải có yên ắng và "cam chịu" đến thế không?


2. Việc có mặt của bà Jenifer Neidhart de Ortiz, Tham tán chính trị, ĐSQ Hoa Kỳ tại sân bay Nội Bài cũng được cho là một tín hiệu dễ hóa giải. Bởi, thông thường việc cho một phạm nhân đang trong thời gian chấp hành án phạt tù như Nguyễn Văn Hải được xuất cảnh sang nước khác (trong trường hợp này là nước Mỹ) thì đầu tiên phải có sự đề xuất nguyện vọng cuả chính nước tiếp nhận và trước đó thì giữa đại diện của nước tiếp nhận với đối tượng được đưa đi đã có một thỏa thuận kín đáo nào đó. Trong trường hợp này dù chưa được tiết lộ nhưng rõ ràng bà Jenifer Neidhart de Ortiz đã thuyết phục được Hải về "một giấc mơ Mỹ" như cái cách bà này từng thuyết phục Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ. Và có thể niềm vui đã đến quá sớm và chóng vánh nên Hải đã quên bẵng và không có liên lạc với những người thân của mình (Vợ cũ Dương Thị Tân và con trai Nguyễn Trí Dũng).

Điều thấy trước là ở nơi đất khách quê người thời gian tới Hải sẽ "đơn côi, lẻ chiếc", không có được sự sát cánh của người thân bên cạnh như chuyến đi của Cù Huy Hà Vũ và Vợ - Nguyễn Thị Dương Hà cách đây gần 1 năm. Mà cũng đúng thôi, Dương Thị Tân và Hải đã ly dị từ lâu. Vì vậy, Tân không còn đóng vai thân nhân nữa. Còn Nguyễn Trí Dũng đã là một công dân có bổn phận chứ không còn là một đứa trẻ. Những năm tháng mà Tân và Dũng ngược xuôi vừa qua chỉ là một con rối bị lợi dụng bởi đám dân chủ cuội với những tin hót kích động "Hải Điếu cày bị tra tấn đến cụt một tay", "Hải Điếu cày tuyệt thực đã 41 ngày trong trại giam". Hải đi rồi, tất họ cũng bỏ rơi Tân thôi.

Ngay lúc này đây không biết cái gì sẽ đến với Hải trên đất Mỹ nhưng có một điều chắc chắn với những gì đã qua thì một chuyến đi Mỹ xem như là cái đích cuối cùng mà những người như Hải muốn hướng đến, chẳng phải vì mục đích "cao cả" gì cả. Trước mắt, chắc sẽ có những ồn ào đón rước của đám "cờ vàng", tung hô"chiến sĩ tự do", vài cuộc họp báo... rồi sau đó sẽ là quên lãng. Với hành trang không tiếng Anh, không nghề nghiệp, hi vọng 2 năm, cũng có thể là 5 năm Hải cũng như Trần Khải Thanh Thủy sẽ hiểu thêm về cái gọi là "giá trị Mỹ" chính trên đất Mỹ - một sự kiểm chứng dù hơi có muộn mằn./.

Mẹ đốp, nguồn nhà bác Mõ

Mời bình